Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu – EU nhóm họp trong ngày hôm nay, 24/04, tại Luxemburg với một trong những trọng tâm thảo luận là việc khởi động các tranh luận về một chính sách đối ngoại và an ninh chung của khối với Trung Quốc, đối tác kinh tế hàng đầu nhưng cũng là quốc gia mà EU coi là đối thủ hệ thống.
Trong bối cảnh một số quốc gia Đông Âu, trong đó có Ba Lan, đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ tài chính đối với nông dân địa phương và thị trường do những ảnh hưởng nặng nề từ việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Ukraine vào các nước, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục có gói viện trợ thứ hai ước tính có thể lên tới 75 triệu euro để hỗ trợ các quốc gia khu vực này.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang đàm phán nhằm giải quyết những bất đồng liên quan tới các khoản ưu đãi thuế dành xe điện. Cả hai bờ Đại Tây Dương đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp thương mại sau Đạo luật giảm lạm phát được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm ngoái, phân bổ hơn 300 tỷ đô la cho các chính sách khí hậu và năng lượng xanh.
Thời gian này, việc các nhà lãnh đạo cấp cao châu Âu lần lượt đến thăm Trung Quốc khiến dư luận quốc tế đặc biệt chú ý. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Tây Ban Nha cuối tuần trước, ngay trong tuần này, Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Usuala Von De Layern sẽ đến thăm Trung Quốc và ngay sau đó sẽ là chuyến thăm của Cao ủy phục trách Chính sách Đối ngoại EU Josep Borrell đến Trung Quốc. Trong một động thái chưa được xác nhận, Thủ tướng Italia được cho là cũng đang chuẩn bị đến thăm Trung Quốc. Vì sao các nhà lãnh đạo cấp cao châu Âu liên tục đến thăm Trung Quốc vào thời điểm này? Châu Âu đặt ra những mục tiêu mới nào trong mối quan hệ với Trung Quốc? Ở một góc nhìn khác, việc các nhà lãnh đạo châu Âu đặt quá nhiều trọng tâm vào mối quan hệ với Trung Quốc được cho là có thể gây ra những rạn nứt mới trong nội bộ EU khi khối này đang có nhiều quan điểm khác nhau về việc ứng xử với Trung Quốc.
Ngày 31/3, Thủ tướng của 5 quốc gia Đông Âu cho biết Eu cần xem xét lại thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu của Ukraine để ngăn chặn sự giảm giá mạnh và ảnh hưởng đến người sản xuất mặt hàng này ở các thị trường châu Âu trong bối cảnh nhiều quốc gia đã phải nhập ngũ cốc từ Ukraine
Người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng Hungary cho biết nước này không muốn tiếp tục tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine, kêu gọi ngừng bắn và đàm phán hòa bình đồng thời khẳng định sẽ không tham gia chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Bộ trưởng ngoại giao Hungary Szijjarto cho biết nước này kiên quyết phản đối việc cắt đứt hợp tác kinh tế giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc bởi sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế của châu Âu trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn gây nhiều dư chấn nặng nề tới các nền kinh tế trong khối.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen hôm nay gặp nhau tại thủ đô Washington nhằm xốc lại quan hệ quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương và ứng phó với ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc.
Các chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered khẳng định, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nay.- Cháy lớn tại một doanh nghiệp trong khu vực Cụm công nghiệp Ba Hàng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.- Trung Quốc bế mạc Hội nghị Trung ương 2 khóa 20.- 11 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đẩy mạnh hợp tác về năng lượng hạt nhân.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu- Ukraine diễn ra hôm qua tại thủ đô Kiev, Liên minh châu Âu (EU) cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine, song không đặt ra mốc thời gian cụ thể cho nỗ lực gia nhập khối của quốc gia Đông Âu. Tổng thống Ukraine Volodimyr Zelensky trước đó đã đặt mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu nhanh chóng trong vòng 2 năm.
Đang phát
Live