Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Giải pháp phát triển kinh tế rừng bền vững (29/12/2024)

Giải pháp phát triển kinh tế rừng bền vững (29/12/2024)

Một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp nước ta từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả và bền vững giá trị đa dụng của rừng. Việc hỗ trợ người dân, các vườn quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp đầu tư khai thác và phát triển kinh tế rừng có thể giúp nhà nước tăng thêm nguồn thu ngân sách để thực hiện nhiệm vụ cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, bởi tiềm năng, lợi thế từ những cánh rừng là rất lớn. Để phát triển kinh tế rừng bền vững thì cần nhiều hơn sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Chính phủ, bộ ngành và chính quyền các địa phương. Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ Nhật ngày 29/12/2024 với chủ đề: “Giải pháp phát triển kinh tế rừng bền vững”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn); PGS TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chủ rừng Việt Nam.

Nghị quyết số 02 của Chính phủ - Điểm tựa phục hồi và phát triển của doanh nghiệp (22/12/2024)

Nghị quyết số 02 của Chính phủ - Điểm tựa phục hồi và phát triển của doanh nghiệp (22/12/2024)

Đầu năm 2024, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Có thể nói, Nghị quyết 02 là điểm tựa phục hồi và phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua. Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết 02 năm 2024 của Chính phủ và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới cùng các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.- Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp.

Xây dựng thế trận lòng dân: Nền tảng vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo (15/12/2024)

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, hầu hết các cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài đối với nước ta đều tiến hành từ đường biển. Điều đó cho thấy, việc phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Huy động sức mạnh tổng hợp, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển, đảo thời gian qua đã tạo nên “lá chắn thép” để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng trong phần những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới, được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội XIII là: “Xây dựng "thế trận lòng dân", thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”. “ Xây dựng thế trận lòng dân: Nền tảng vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Trân trọng giới thiệu khách mời tham gia chương trình: - Chuẩn đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Chính ủy BTL Vùng 3 Hải quân - Ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT

Xây dựng thế trận lòng dân: Nền tảng vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo (15/12/2024)

Xây dựng thế trận lòng dân: Nền tảng vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo (15/12/2024)

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, hầu hết các cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài đối với nước ta đều tiến hành từ đường biển. Điều đó cho thấy, việc phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Huy động sức mạnh tổng hợp, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển, đảo thời gian qua đã tạo nên “lá chắn thép” để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng trong phần những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới, được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội XIII là: “Xây dựng "thế trận lòng dân", thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”. “ Xây dựng thế trận lòng dân: Nền tảng vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Trân trọng giới thiệu khách mời tham gia chương trình: - Chuẩn đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Chính ủy BTL Vùng 3 Hải quân - Ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT

Triển khai các quy định pháp lý mới về Hiệp định PSMA: Giải pháp góp phần chống khai thác IUU (01/12/2024)

- Thưa quý vị và các bạn! Việc thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) có ý nghĩa quyết định để tháo gỡ thẻ vàng của Châu Âu đối với nghề cá ở Việt Nam. Chúng ta thể hiện với cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam là một thành viên, có cam kết chung với cộng đồng quốc tế trong phòng, chống khai thác IUU và phát triển nghề cá toàn cầu một cách bền vững và có trách nhiệm. Việc thực hiện PSMA góp phần tăng cường vị trí, vai trò của ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung trong quá trình tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng, phát triển cái thương hiệu thủy sản Việt Nam. Việt Nam chính thức tham gia vào Hiệp định PSMA, qua 4 năm triển khai thực hiện, mặc dù đã đạt được một số thành công nhât định, tuy nhiên để việc triển khai thực hiện Hiệp định PSMA một cách có hiệu quả, vẫn còn đó một số khó khăn, trở ngại cần phải tháo gỡ. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình hôm nay. Khách mời của chương trình: -Bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Trưởng phòng KHCN và Hợp tác quốc tế, Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT - Ông Đặng Văn Long, Chi Cục Thú ý Vùng IV

Triển khai các quy định pháp lý mới về Hiệp định PSMA: Giải pháp góp phần chống khai thác IUU (01/12/2024)

Triển khai các quy định pháp lý mới về Hiệp định PSMA: Giải pháp góp phần chống khai thác IUU (01/12/2024)

- Thưa quý vị và các bạn! Việc thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) có ý nghĩa quyết định để tháo gỡ thẻ vàng của Châu Âu đối với nghề cá ở Việt Nam. Chúng ta thể hiện với cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam là một thành viên, có cam kết chung với cộng đồng quốc tế trong phòng, chống khai thác IUU và phát triển nghề cá toàn cầu một cách bền vững và có trách nhiệm. Việc thực hiện PSMA góp phần tăng cường vị trí, vai trò của ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung trong quá trình tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng, phát triển cái thương hiệu thủy sản Việt Nam. Việt Nam chính thức tham gia vào Hiệp định PSMA, qua 4 năm triển khai thực hiện, mặc dù đã đạt được một số thành công nhât định, tuy nhiên để việc triển khai thực hiện Hiệp định PSMA một cách có hiệu quả, vẫn còn đó một số khó khăn, trở ngại cần phải tháo gỡ. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình hôm nay. Khách mời của chương trình: -Bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Trưởng phòng KHCN và Hợp tác quốc tế, Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT - Ông Đặng Văn Long, Chi Cục Thú ý Vùng IV

Nỗ lực chống khai thác IUU ở vùng biển giáp ranh (01/12/2024)

Nỗ lực chống khai thác IUU ở vùng biển giáp ranh (01/12/2024)

Thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các Bộ Ngành và chính quyền địa phương đã giúp việc kiểm soát, ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải bất hợp pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để chấm dứt hoàn toàn tình trạng khai thác trái phép ở những vùng biển giáp ranh, việc tăng cường quản lý tàu cá, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của ngư dân khi hoạt động khai thác hải sản ngoài khơi, cùng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, và các địa phương...là tiền đề quan trọng để EC xóa bỏ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam trong đợt kiểm tra sắp tới. Khách mời: - Đại tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Chính ủy BTL Vùng Cảnh sát biển 1 - Ông Nguyễn Minh Tánh, Phó Chánh văn phòng IUU, Bộ NN&PTNT.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - trụ cột của phát triển ngành thủy sản bền vững (24/11/2024)

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - trụ cột của phát triển ngành thủy sản bền vững (24/11/2024)

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên quan trọng đối với nền kinh tế và sinh kế của hàng triệu người dân, đặc biệt là những cộng đồng cư dân mưu sinh từ nghề cá. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến sự bền vững của nguồn lợi này. Việc bảo vệ và quản lý nguồn lợi thủy sản không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ của toàn xã hội, từ ngư dân đến các doanh nghiệp thủy sản. Cùng bàn luận chủ đề “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - trụ cột của phát triển ngành thủy sản bền vững”với hai khách mời:- Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.- Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận.

Quản lý tàu cá hiệu quả ngay tại cảng để phát triển bền vững (17/11/2024)

- Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Năm 2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, đánh dấu sự cảnh báo nghiêm khắc về tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Điều này đã có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta vào thị trường EU suốt những năm vừa qua. Bị phạt “thẻ vàng” không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm suy giảm uy tín của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thời gian qua, sự quyết liệt của Chính phủ, các Bộ Ngành và chính quyền địa phương đã giúp việc kiểm soát, ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải bất hợp pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Dù đạt được nhiều kết quả trong việc quản lý tàu cá nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra. Một số tàu cá của Việt Nam vẫn bị bắt quả tang khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài. Thực trạng này làm tăng nguy cơ ngành thủy sản nước ta có thể bị Ủy ban châu Âu (EC) nâng mức cảnh báo lên “thẻ đỏ”. Việc tăng cường quản lý tàu cá, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của ngư dân khi hoạt động khai thác hải sản ngoài khơi là cơ sở để chúng ta gỡ “thẻ vàng” IUU, từ đó phát triển một nghề cá minh bạch và bền vững.Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ Nhật hôm nay với chủ đề:“Quản lý tàu cá hiệu quả ngay tại cảng để phát triển bền vững”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời. Xin trân trọng giới thiệu: -Ông Vũ Duyên Hải, Phó Cục trưởng Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn). -Ông Nguyễn Đình Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Quảng Nam tham gia cùng chương trình qua điện thoại.

Quản lý tàu cá hiệu quả ngay tại cảng để phát triển bền vững (17/11/2024)

Quản lý tàu cá hiệu quả ngay tại cảng để phát triển bền vững (17/11/2024)

- Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Năm 2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, đánh dấu sự cảnh báo nghiêm khắc về tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Điều này đã có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta vào thị trường EU suốt những năm vừa qua. Bị phạt “thẻ vàng” không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm suy giảm uy tín của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thời gian qua, sự quyết liệt của Chính phủ, các Bộ Ngành và chính quyền địa phương đã giúp việc kiểm soát, ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải bất hợp pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Dù đạt được nhiều kết quả trong việc quản lý tàu cá nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra. Một số tàu cá của Việt Nam vẫn bị bắt quả tang khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài. Thực trạng này làm tăng nguy cơ ngành thủy sản nước ta có thể bị Ủy ban châu Âu (EC) nâng mức cảnh báo lên “thẻ đỏ”. Việc tăng cường quản lý tàu cá, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của ngư dân khi hoạt động khai thác hải sản ngoài khơi là cơ sở để chúng ta gỡ “thẻ vàng” IUU, từ đó phát triển một nghề cá minh bạch và bền vững.Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ Nhật hôm nay với chủ đề:“Quản lý tàu cá hiệu quả ngay tại cảng để phát triển bền vững”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời. Xin trân trọng giới thiệu: -Ông Vũ Duyên Hải, Phó Cục trưởng Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn). -Ông Nguyễn Đình Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Quảng Nam tham gia cùng chương trình qua điện thoại.