Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Xây dựng nguồn lực nội sinh cho phát triển – Vai trò của doanh nhân thời kỳ mới (8/10/2023)

Được ví như “nguồn của cải vật chất khổng lồ”, tạo công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, doanh nhân Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong gần 40 năm đổi mới, là sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội những năm qua có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp - khẳng định rõ vai trò của đội quân tiên phong trên mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước, góp phần tạo nên sức mạnh nội sinh của quốc gia trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Bối cảnh hiện nay, đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển của đất nước, trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045- Việt Nam vào nhóm quốc gia thu nhập cao. Vai trò của doanh nhân trong thời kỳ mới được đặt ra như thế nào để góp phần xây dựng nguồn lực nội sinh quốc gia cho phát triển bền vững? Cùng bàn nội dung này: - Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội. - Doanh nhân Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh. - Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xây dựng nguồn lực nội sinh cho phát triển – Vai trò của doanh nhân thời kỳ mới (8/10/2023)

Được ví như “nguồn của cải vật chất khổng lồ”, tạo công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, doanh nhân Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong gần 40 năm đổi mới, là sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội những năm qua có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp - khẳng định rõ vai trò của đội quân tiên phong trên mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước, góp phần tạo nên sức mạnh nội sinh của quốc gia trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Bối cảnh hiện nay, đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển của đất nước, trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045- Việt Nam vào nhóm quốc gia thu nhập cao. Vai trò của doanh nhân trong thời kỳ mới được đặt ra như thế nào để góp phần xây dựng nguồn lực nội sinh quốc gia cho phát triển bền vững? Cùng bàn nội dung này: - Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội. - Doanh nhân Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh. - Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ý thức ngư dân - yếu tố quyết định để gỡ thẻ vàng thủy sản (01/10/2023)

Thưa quý vị và các bạn! Gần 6 năm kể từ khi Ủy ban Châu Âu EC cảnh cáo “thẻ vàng” về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) khiến việc xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến đời sống ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Gần 6 năm qua, quyết tâm của cả hệ thống chính trị thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên để gỡ được thẻ vàng, bên cạnh nhiều giải pháp đang được thực hiện đồng bộ thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là ý thức của ngư dân trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật khi khai thác trên biển để không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. “Ý thức ngư dân - yếu tố quyết định để gỡ thẻ vàng EC” cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu khách mời tham gia chương trình -PGS.TS Nguyễn Chu Hồi,Đại biểu Quốc hội Khóa 15, Phó chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Việt Nam. -Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định tham gia qua điện thoại.

Ý thức ngư dân - yếu tố quyết định để gỡ thẻ vàng thủy sản (01/10/2023)

Thưa quý vị và các bạn! Gần 6 năm kể từ khi Ủy ban Châu Âu EC cảnh cáo “thẻ vàng” về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) khiến việc xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến đời sống ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Gần 6 năm qua, quyết tâm của cả hệ thống chính trị thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên để gỡ được thẻ vàng, bên cạnh nhiều giải pháp đang được thực hiện đồng bộ thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là ý thức của ngư dân trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật khi khai thác trên biển để không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. “Ý thức ngư dân - yếu tố quyết định để gỡ thẻ vàng EC” cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu khách mời tham gia chương trình -PGS.TS Nguyễn Chu Hồi,Đại biểu Quốc hội Khóa 15, Phó chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Việt Nam. -Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định tham gia qua điện thoại.

Tìm giải pháp vốn đầu tư vào hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (10/09/2023)

Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.

Tìm giải pháp vốn đầu tư vào hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (10/09/2023)

Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.

Để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả (20/8/2023)

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, doanh nghiệp nước ta tiếp tục gặp khó khăn bởi nhiều yếu tố như thị trường, giá cả đầu vào tăng cao, khó tiếp cận tài chính... Thậm chí nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, nguy cơ phá sản. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên sức chống đỡ trước những biến động bất lợi có phần hạn chế. Hiện nay, doanh nghiệp nước ta đang phải đối diện với nhiều tình thế biến động bất lợi. Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới gây ra những biến động phức tạp, khó lường trong việc kinh doanh, giao thương toàn cầu. Chuỗi cung ứng vì thế cũng gặp nhiều ảnh hưởng và đứt gãy, gây ra những xáo trộn, bị động cho nhiều doanh nghiệp. Dự báo tình hình trong nước và thế giới sẽ còn nhiều khó khăn trong năm nay và cả năm 2024. Vì vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này là yêu cầu cấp bách. Trên thực tế, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều chương trình hỗ trợ chưa đạt kết quả như mong muốn. Vậy, giải pháp nào để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả trong thời gian tới? Đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Khách mời tham gia chương trình là Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Duy Bình và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả (20/8/2023)

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, doanh nghiệp nước ta tiếp tục gặp khó khăn bởi nhiều yếu tố như thị trường, giá cả đầu vào tăng cao, khó tiếp cận tài chính... Thậm chí nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, nguy cơ phá sản. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên sức chống đỡ trước những biến động bất lợi có phần hạn chế. Hiện nay, doanh nghiệp nước ta đang phải đối diện với nhiều tình thế biến động bất lợi. Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới gây ra những biến động phức tạp, khó lường trong việc kinh doanh, giao thương toàn cầu. Chuỗi cung ứng vì thế cũng gặp nhiều ảnh hưởng và đứt gãy, gây ra những xáo trộn, bị động cho nhiều doanh nghiệp. Dự báo tình hình trong nước và thế giới sẽ còn nhiều khó khăn trong năm nay và cả năm 2024. Vì vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này là yêu cầu cấp bách. Trên thực tế, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều chương trình hỗ trợ chưa đạt kết quả như mong muốn. Vậy, giải pháp nào để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả trong thời gian tới? Đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Khách mời tham gia chương trình là Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Duy Bình và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Nửa chặng đường thực hiện mục tiêu "kinh tế số chiếm 20% GDP" và giải pháp cho giai đoạn còn lại (13/8/2023)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể cho tiến trình phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt hơn 25% và kinh tế số đạt khoảng 20%…Trong số những mục tiêu vừa nêu, kinh tế số là chỉ tiêu mới – vừa hiện hữu nhiều cơ hội, thuận lợi, vừa cho thấy những bất cập-thách thức. Đã qua nửa chặng đường triển khai Nghị quyết Đại hội, chúng ta đã góp sức thực hiện mục tiêu kinh tế số tới đâu? Những điều kiện thuận lợi nào cần nhận diện-phát huy, giải pháp nào là căn cơ để kinh tế số không chỉ cán mốc 20% GDP vào năm 2025 như kỳ vọng mà còn thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy hoàn thành nhiều mục tiêu tăng trưởng khác? Khách mời: ông Trần Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), kết nối Tiến sĩ Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nửa chặng đường thực hiện mục tiêu "kinh tế số chiếm 20% GDP" và giải pháp cho giai đoạn còn lại (13/8/2023)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể cho tiến trình phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt hơn 25% và kinh tế số đạt khoảng 20%…Trong số những mục tiêu vừa nêu, kinh tế số là chỉ tiêu mới – vừa hiện hữu nhiều cơ hội, thuận lợi, vừa cho thấy những bất cập-thách thức. Đã qua nửa chặng đường triển khai Nghị quyết Đại hội, chúng ta đã góp sức thực hiện mục tiêu kinh tế số tới đâu? Những điều kiện thuận lợi nào cần nhận diện-phát huy, giải pháp nào là căn cơ để kinh tế số không chỉ cán mốc 20% GDP vào năm 2025 như kỳ vọng mà còn thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy hoàn thành nhiều mục tiêu tăng trưởng khác? Khách mời: ông Trần Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), kết nối Tiến sĩ Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng trong lĩnh vực kinh tế - Giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển (30/07/2023)

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, cũng là giai đoạn nền kinh tế đối mặt với khó khăn, thử thách chưa từng có. Đại dịch Covid 19, tiếp đến là những bất ổn địa chính trị, cùng bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã diễn biến từ năm 2022 đến nay. Nhưng với sự nỗ lực của toàn xã hội, từ chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, điều hành của Chính phủ, đến từng doanh nghiệp, người dân, kinh tế Việt Nam đã và đang vượt những “cơn gió ngược”, tiếp tục tiến tới mục tiêu đã đặt ra cho giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030- 2045. Tuy nhiên, dự báo “cơn gió ngược” của kinh tế chính trị thế giới vẫn còn tiếp diễn và đặt kinh tế Việt Nam trước những thử thách cam go. Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng trong lĩnh vực kinh tế và Giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công tư nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng trong lĩnh vực kinh tế - Giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển (30/07/2023)

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, cũng là giai đoạn nền kinh tế đối mặt với khó khăn, thử thách chưa từng có. Đại dịch Covid 19, tiếp đến là những bất ổn địa chính trị, cùng bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã diễn biến từ năm 2022 đến nay. Nhưng với sự nỗ lực của toàn xã hội, từ chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, điều hành của Chính phủ, đến từng doanh nghiệp, người dân, kinh tế Việt Nam đã và đang vượt những “cơn gió ngược”, tiếp tục tiến tới mục tiêu đã đặt ra cho giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030- 2045. Tuy nhiên, dự báo “cơn gió ngược” của kinh tế chính trị thế giới vẫn còn tiếp diễn và đặt kinh tế Việt Nam trước những thử thách cam go. Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng trong lĩnh vực kinh tế và Giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công tư nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam.

Nghe Radio

Đang phát

Chương trình: Cùng bạn sống khỏe

17h-17h30

play

Live

Lịch phát sóng

13h30 - 13h05

Bản tin nông nghiệp

13h05 - 13h20

Mùa vàng (phát lại)

13h20 - 13h25

Quảng cáo

13h25 - 13h40

Dòng chảy kinh tế (phát lại)

13h40 - 13h45

Quảng cáo

13h45 - 14h00

Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)

14h00 - 14h05

Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)

14h05 - 14h35

Chân dung cuộc sống

14h35 - 14h50

Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)
Mới nhất Đọc nhiều Bàn luận nhiều nhất