Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Nông nghiệp bền vững: Thực tiễn và giải pháp phát triển (19/12/2021)

Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện vai trò vô cùng to lớn đối với phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn như dịch bệnh, thiên tai. Tuy vậy, nền nông nghiệp nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên; đầu vào sản xuất phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu; công tác bảo quản chế biến kém phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, thị trường bất ổn. Phát triển bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam. Vậy hướng đi nào sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam xây dựng nền sản xuất hàng hóa nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Đây là nội dung của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Nông nghiệp bền vững: Thực tiễn và giải pháp phát triển". Các vị khách mời tham gia chương trình: 1. Tiến sỹ Hoàng Thị Thu Duyến, Giảng viên chương trình Nông nghiệp và Biến đổi khí hậu Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Bang, Giám đốc Khoa học ứng dụng về giải pháp kỹ nghệ, cố vấn trưởng dự án Nông nghiệp hiện đại, bền vững Afotech Việt Nam. 3. Ông Vũ Đình Mười, chủ tịch HĐQT Công ty CP Mộc Linh Việt Nam.

Nông nghiệp bền vững: Thực tiễn và giải pháp phát triển (19/12/2021)

Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện vai trò vô cùng to lớn đối với phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn như dịch bệnh, thiên tai. Tuy vậy, nền nông nghiệp nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên; đầu vào sản xuất phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu; công tác bảo quản chế biến kém phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, thị trường bất ổn. Phát triển bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam. Vậy hướng đi nào sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam xây dựng nền sản xuất hàng hóa nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Đây là nội dung của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Nông nghiệp bền vững: Thực tiễn và giải pháp phát triển". Các vị khách mời tham gia chương trình: 1. Tiến sỹ Hoàng Thị Thu Duyến, Giảng viên chương trình Nông nghiệp và Biến đổi khí hậu Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Bang, Giám đốc Khoa học ứng dụng về giải pháp kỹ nghệ, cố vấn trưởng dự án Nông nghiệp hiện đại, bền vững Afotech Việt Nam. 3. Ông Vũ Đình Mười, chủ tịch HĐQT Công ty CP Mộc Linh Việt Nam.

Chủ đề: “Chống buôn lậu, gian lận thương mại- Chủ động ứng phó với những chiêu thức vi phạm mới trong bối cảnh dịch bệnh” (28/11/2021)

Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại thường gia tăng vào những tháng cuối năm, do nhu cầu tiêu dùng dịp Lễ, Tết tăng mạnh. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, cung - cầu hàng hóa dịp Tết dự báo sẽ giảm so với những năm trước, nhưng đây vẫn là thời điểm các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, đòi hỏi các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình. Nhìn lại diễn biến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại thời gian qua, cùng giải pháp các lực lượng chức năng đã, đang và sẽ triển khai để ngăn ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm, bảo vệ người tiêu dùng, nhà sản xuất chân chính, chống thất thu ngân sách và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, Diễn đàn Chủ Nhật bàn nội dung: “Chống buôn lậu, gian lận thương mại- Chủ động ứng phó với những chiêu thức vi phạm mới trong bối cảnh dịch bệnh”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: Ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương; và ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ thanh tra, kiểm tra Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính.

Chủ đề: “Chống buôn lậu, gian lận thương mại- Chủ động ứng phó với những chiêu thức vi phạm mới trong bối cảnh dịch bệnh” (28/11/2021)

Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại thường gia tăng vào những tháng cuối năm, do nhu cầu tiêu dùng dịp Lễ, Tết tăng mạnh. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, cung - cầu hàng hóa dịp Tết dự báo sẽ giảm so với những năm trước, nhưng đây vẫn là thời điểm các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, đòi hỏi các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình. Nhìn lại diễn biến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại thời gian qua, cùng giải pháp các lực lượng chức năng đã, đang và sẽ triển khai để ngăn ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm, bảo vệ người tiêu dùng, nhà sản xuất chân chính, chống thất thu ngân sách và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, Diễn đàn Chủ Nhật bàn nội dung: “Chống buôn lậu, gian lận thương mại- Chủ động ứng phó với những chiêu thức vi phạm mới trong bối cảnh dịch bệnh”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: Ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương; và ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ thanh tra, kiểm tra Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính.

Kiểm toán môi trường – Vì sự phát triển bền vững (07/11/2021)

Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Quan điểm nhất quán “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” đã được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, đây là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều chính sách, quy định đã được Chính phủ ban hành nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững. Trước các vấn đề đang phải đối mặt như ô nhiễm, suy thoái môi trường, kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp, tổ chức gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc các quy định pháp luật về môi trường. Diễn đàn Chủ nhật có chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường và Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.

Kiểm toán môi trường – Vì sự phát triển bền vững (07/11/2021)

Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Quan điểm nhất quán “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” đã được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, đây là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều chính sách, quy định đã được Chính phủ ban hành nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững. Trước các vấn đề đang phải đối mặt như ô nhiễm, suy thoái môi trường, kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp, tổ chức gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc các quy định pháp luật về môi trường. Diễn đàn Chủ nhật có chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường và Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.

Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã được Đảng và Nhà nước khẳng định trong Nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 tại Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Kết luận số 56 ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị; Luật Hợp tác xã 2012 và hệ thống các văn bản, nghị quyết liên quan. Hiện nay, các hợp tác xã, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đang phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình mới, cách làm hay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của nhiều hợp tác xã chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất, năng lực nội tại về vốn, nguồn nhân lực và trình độ quản lý còn yếu dẫn đến sức cạnh tranh kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Nhận diện thách thức, trên cơ sở đó tìm giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13”. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác & phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).

Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã được Đảng và Nhà nước khẳng định trong Nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 tại Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Kết luận số 56 ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị; Luật Hợp tác xã 2012 và hệ thống các văn bản, nghị quyết liên quan. Hiện nay, các hợp tác xã, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đang phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình mới, cách làm hay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của nhiều hợp tác xã chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất, năng lực nội tại về vốn, nguồn nhân lực và trình độ quản lý còn yếu dẫn đến sức cạnh tranh kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Nhận diện thách thức, trên cơ sở đó tìm giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13”. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác & phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).

Nghe Radio

Đang phát

Chương trình: Cùng bạn sống khỏe

17h-17h30

play

Live

Lịch phát sóng

13h30 - 13h05

Bản tin nông nghiệp

13h05 - 13h20

Mùa vàng (phát lại)

13h20 - 13h25

Quảng cáo

13h25 - 13h40

Dòng chảy kinh tế (phát lại)

13h40 - 13h45

Quảng cáo

13h45 - 14h00

Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)

14h00 - 14h05

Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)

14h05 - 14h35

Chân dung cuộc sống

14h35 - 14h50

Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)
Mới nhất Đọc nhiều Bàn luận nhiều nhất