VOV1 - Câu lạc bộ Quan họ Tâm tình Làng Đại học, thuộc xã Mão Điền, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là ngôi nhà chung của những người yêu mến quan họ. Những hạt nhân tích cực của Câu lạc bộ đã góp phần đưa “mạch nguồn” âm nhạc dân tộc “tuôn chảy” trong cuộc sống đời thường.
VOV1 - Câu lạc bộ Quan họ Tâm tình Làng Đại học, thuộc xã Mão Điền, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là ngôi nhà chung của những người yêu mến quan họ. Những hạt nhân tích cực của Câu lạc bộ đã góp phần đưa “mạch nguồn” âm nhạc dân tộc “tuôn chảy” trong cuộc sống đời thường.
VOV1 - Hai cha con học cùng khoá tại một trường đại học là chuyện hiếm thấy. Anh Nguyễn Viết Thành năm nay 45 tuổi và con gái là Nguyễn Thị Thanh Bình 20 tuổi cùng là sinh viên năm thứ 2 Đại học Y Dược Thái Bình.
VOV1 - Trong lĩnh vực bảo mật, cuộc thi Pwn2Own được coi như một “Giải Oscar” của ngành an ninh mạng toàn cầu. Năm 2024, đội ngũ an ninh mạng Viettel lần thứ hai liên tiếp vô địch Pwn2Own- khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ bảo mật thế giới.
VOV1 - Sinh ra với chứng teo cơ tủy sống, chị Nguyễn Thị Vân, 38 tuổi, nặng vỏn vẹn 20kg đã có lúc phải đối diện với những điều kinh khủng nhất. Nhưng ý chí mạnh mẽ và khát vọng sống đã giúp chị Vân vượt qua mọi giới hạn của bản thân để truyền cảm hứng cho hàng nghìn người khuyết tật.
VOV1 - Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trần Bình Phục đã gắn bó với lớp học tình thương ở đảo Hòn Chuối 15 năm qua. Người lính “quân hàm xanh” luôn ý thức được mình là người Đảng viên để hết lòng phục vụ nhân dân.
VOV1 - Tại tỉnh Đắk Lắk, có những nữ đảng viên luôn tận tụy cống hiến vì lý tưởng cách mạng. Những tấm gương ấy không chỉ góp phần xây dựng buôn làng ổn định, giàu mạnh, mà còn truyền nhiệt huyết cho thế hệ trẻ hôm nay.
VOV1 - Trong hành trình kết nối dòng máu Việt đó, không ít gia đình, cá nhân tiêu biểu đã hiến máu tình nguyện hàng trăm lần... Chương trình Chân dung cuộc sống kể về hành trình hiến máu, hiến tiểu cầu hàng trăm lần của hai chị em ruột ở Hà Nội.
Hơn 30 năm tu hành, sư thầy Thích Đàm Hoài, trụ trì chùa Phúc Long, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội luôn tâm niệm đạo và đời không phải hai con đường riêng biệt. Đạo lý nhà Phật chỉ thực sự tỏa sáng khi được hòa quyện trong cuộc sống thường nhật. Không chỉ nỗ lực tổ chức các khóa tu giúp người dân địa phương và phật tử gần xa hiểu về đạo lý làm người và giá trị giáo lý của đạo Phật, sư thầy còn là người chủ trì nhiều hoạt động thiện nguyện giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Các khóa tu tại nhà chùa không chỉ giúp người tham gia tìm sự bình an trong tâm hồn mà còn là dịp để họ thực hành lòng từ bi, san sẻ yêu thương với cộng đồng. Chương trình chân dung cuộc sống hôm nay kể về hành trình hơn 30 năm “gắn” đạo với đời của sư thầy Thích Đàm Hoài. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu thị trường, tận dụng được hiệu quả từ những nguồn lực hỗ trợ, chịu khó học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp, chị Nguyễn Thị Huyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Ba Chữ (xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã ghi dấu thành công với các sản phẩm rau chất lượng cao.
Khi sinh con ra, những người làm cha, mẹ mong muốn con sẽ lớn khôn và trở thành niềm vui, niềm tự hào của gia đình. Thế nhưng đối với những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ, việc các con có thể tự chủ bản thân lại là niềm mong đợi của cha mẹ. Mơ ước các con có thể kiếm tiền bằng sức lao động của mình vẫn luôn là niềm xa vời với nhiều người có con mắc chứng tự kỷ. Có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần nhưng bù lại hầu hết những người mắc hội chứng tự kỷ lại có sức khỏe. Tuy nhiên, họ vẫn không thể tìm được những công việc phù hợp. Có rất nhiều lý do dẫn dến tình trạng này, trong đó, lý do quan trọng nhất là họ chưa được trao cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân. Hiểu được điều đó, bà Đào Thu Thủy, Giám đốc Trung tâm Trung tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp Hạt giống (SEED CENTER) và các thầy, cô giáo nơi đây đã đồng hành cùng các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt, mở ra các lớp học nghề với mong muốn các con được học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân, giảm bớt nỗi lo cho gia đình. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về Trung Tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp SEED - Mô hình hướng nghiệp cho người tự kỷ-Tìm điểm sáng cho tương lai
Chẳng biết tự bao giờ tại Thái Bình đã có câu vè: “Quê lúa lắm chuyện lạ kỳ. Nhà văn viết đứng, nhà thơ viết nằm”. Một trong 2 nhân vật được nhắc đến trong câu vè đó, là thi sĩ Đỗ Trọng Khơi, một người bị tàn tật từ nhỏ, nhưng đã nghị lực vượt lên số phận, trở thành nhà thơ nổi tiếng, gắn với nhiều câu chuyện nhân văn, cảm động. Thơ của Đỗ Trọng Khơi luôn chất chứa nỗi buồn của số phận, đoạn trường gian truân của cuộc đời được ẩn dụ trong hình ảnh “Con chim sẻ mổ hạt dẻ ven đường”. Nhưng trong sâu thẳm hồn thơ đó lấp lánh niềm tin yêu, hy vọng và một tinh thần bản lĩnh không khuất phục trước tật nguyền. Câu chuyện về “nhà thơ viết nằm” Đỗ Trọng Khơi sẽ được kể trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.