VOV1 - Chưa một lần nhìn thấy ánh sáng nhưng nữ sinh khiếm thị Vũ Thị Hải Anh đã đạt được những hào quang mà ngay cả nhiều người sáng mắt cũng chưa thể làm được. 13 tuổi mới bắt đầu đi học, nhưng cô gái mù này đã đỗ trường đại học tốp đầu và trở thành sinh viên tiêu biểu toàn quốc năm 2025.
VOV1 - Chưa một lần nhìn thấy ánh sáng nhưng nữ sinh khiếm thị Vũ Thị Hải Anh đã đạt được những hào quang mà ngay cả nhiều người sáng mắt cũng chưa thể làm được. 13 tuổi mới bắt đầu đi học, nhưng cô gái mù này đã đỗ trường đại học tốp đầu và trở thành sinh viên tiêu biểu toàn quốc năm 2025.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có một nhóm hát đặc biệt. Đặc biệt là bởi những thành viên của nhóm xuất phát từ rất nhiều ngành nghề khác nhau: Ca sỹ chuyên nghiệp có, luật sư có, nhân viên kinh doanh có….Họ gắn kết với nhau thành một nhóm có tên “Hát để sẻ chia-Singing for Sharing” gần 8 năm nay lấy vỉa hè tại các quán ăn bình dân nơi con phố Ẩm thực Vĩnh Khánh làm sân khấu để toả sáng bằng những ca khúc lúc sôi động, khi sâu lắng đi vào lòng người nghe. Và điều đặc biệt nhất, bằng lời ca và những vũ điệu duyên dáng, bắt mắt, đến nay, nhóm đã quyên góp được hơn 3 tỷ đồng để hỗ trợ hoàn toàn viện phí cho các bệnh nhi nghèo.
Chắc hẳn trong cuộc đời của mỗi người đều có những năm tháng khó quên. Quãng thời gian đó giúp bản thân trưởng thành hơn, thậm chí có thể tạo nên bước ngoặt thay đổi cả cuộc đời. Đối với ông Trần Viết Hoàn, nhiều năm được làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ tại khu nhà sàn ở Phủ Chủ tịch đã giúp người cận vệ này sớm tìm được chân lý cuộc sống. Cảm nhận sâu sắc nhân cách vĩ đại, trái tim lớn của vị lãnh tụ trong ngôi nhà sàn ở Phủ Chủ tịch, suốt cuộc đời ông Trần Việt Hoàn đã không ngừng học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Câu chuyện về người cận vệ coi Bác Hồ như người Cha của mình và luôn nỗ lực để học theo tấm gương sáng sẽ được kể trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.
Không được đào tạo chuyên nghiệp nhưng tên tuổi của anh Nguyễn Văn Mão (1987), quê ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An lại vang danh khắp cộng đồng người thổi sáo cả nước. Cựu sinh viên trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội không chỉ là người khởi xướng phong trào học sinh, sinh viên “chơi sáo trúc” với hàng trăm câu lạc bộ trên toàn quốc, anh còn là một doanh nhân giỏi, một nghệ nhân chế tác lành nghề sở hữu hai kỷ lục Guiness Việt Nam khi còn rất trẻ.
Thưa quý vị và các bạn! Họa sĩ Lê Tiến Vượng, nguyên là Trưởng Ban Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong. Ngoài đam mê hội họa, làm báo, làm thơ, bộn bề công việc, anh vẫn luôn dành sự quan tâm đến những thân phận nghèo khó nơi vùng sâu, vùng xa, chăm lo hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Trái tim hồng. Đã nhiều năm nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng miệt mài cùng Ban Chủ nhiệm CLB do anh là đầu tàu dẫn dắt cứ lặng lẽ gom góp yêu thương, sẻ chia khó khăn khắp các bản, làng xa xôi. Hành trình 10 năm làm thiện nguyện, đến nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng cùng câu lạc bộ vận động xây dựng được 23 điểm trường, khang trang cho trẻ em các dân tộc vùng cao phía Bắc, góp phần giúp đỡ các em trong hành trình tìm con chữ bớt gian nan. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới quý vị và các bạn về hành trình xây trường, dựng ước mơ của họa sĩ Lê Tiến Vượng cùng những người bạn trong Câu lạc bộ Trái tim hồng.
Anh Đỗ Hà Cừ sinh năm 1984 trong gia đình có bố là quân nhân bị nhiễm chất độc màu da cam khi chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị những năm 1972 - 1973. Do ảnh hưởng từ bố, anh không thể kiểm soát hoạt động cơ thể, chỉ dùng được ngón trỏ bên phải. Mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào sự giúp đỡ của mọi người. Luôn tin rằng “trời đất sinh ra tất có ích”, anh Đỗ Hà Cừ đã nhờ mẹ dạy cách đọc, cách viết rồi vươn lên hoàn cảnh, tự viết sách, làm thơ, nghiên cứu sử dụng máy vi tính, thành lập không gian đọc sách Hy Vọng và hỗ trợ thành lập 32 không gian đọc sách “vệ tinh” do người khuyết tật quản lý. Mới đây, anh Đỗ Hà Cừ đã phát hành cuốn sách “Màu của hy vọng” với tâm nguyện dùng số tiền thu được từ 1000 cuốn sách in lần đầu để gây quỹ xây dựng các tủ sách cộng đồng do người khuyết tật quản lý.
Những bức di ảnh liệt sỹ được nhóm Teamlee phục dựng màu trở về với gia đình, như một cuộc đoàn tụ đặc biệt, làm ấm lòng biết bao gia đình liệt sỹ.
Giữa biển cả mênh mông, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi luôn vững chãi, hiên ngang. Không chỉ là nơi lưu giữ những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Tổ quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà Lý Sơn còn là một bảo tàng văn hóa biển đảo sống động, nơi có những con người giàu lòng quả cảm. Đất và người Lý Sơn qua bao đời vẫn vậy, mang trong mình tình yêu biển, đảo của Tổ quốc, hiển hiện trong tâm thức, đời sống tín ngưỡng và cuộc sống thường nhật.
2 lần được ghép giác mạc cho mắt trái và mắt phải, chị Tô Thị Thắm ở Yên Khánh, Ninh Bình luôn biết ơn người hiến giác mạc và các y, bác sĩ thực hiện thành công ca ghép. Mãi sau này chị Thắm mới biết đến những ân nhân khác, thầm lặng giúp đỡ mình, đó là các kỹ thuật viên ở Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương chuyên đi nhận và bảo quản giác mạc để giúp những người như chị Thắm tìm lại được ánh sáng. Ngân hàng Mắt chỉ có 3 người, 1 người vừa nghỉ hưu, gần 20 năm qua đã thực hiện được gần 1.000 ca lấy giác mạc tại 20 tỉnh thành phố. Chương trình Chân dung cuộc sống kể câu chuyện về những người thầm lặng “lưu giữ nguồn sáng”. Đó là những kỹ thuật viên của Ngân hàng mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương.
Anh Đồng Văn Hùng chủ kênh “Ẩm thực mẹ làm” giới thiệu với khán giả toàn cầu về ẩm thực nông thôn Việt Nam. Mỗi video trên Kênh Ẩm thực mẹ làm đều khắc họa những trải nghiệm chân thực của hai mẹ con anh Hùng khi chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc khu vườn và chia sẻ về cuộc sống giản dị ở miền quê.
Trong 4 năm từ 2020-2023, Đài TNVN đoạt được 09 giải ABU, trong đó, có 05 Giải Xuất sắc, 01 Giải Đặc biệt của Ban Giám khảo và 03 Giải Khuyến khích. Trong đó 3 năm liên tiếp nhận giải xuất sắc thể loại phóng sự thời sự. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị những nhà báo xuất sắc của VOV trong hành trình đưa phát thanh Việt ra thế giới.