VOV1 - Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xóa bỏ tư duy "biên chế suốt đời" là một trong những chủ trương lớn của Đảng được thể chế hóa trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, đang trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9.
VOV1 - Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xóa bỏ tư duy "biên chế suốt đời" là một trong những chủ trương lớn của Đảng được thể chế hóa trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, đang trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9.
VOV1 - Ngành du lịch tỉnh Bến Tre từng bước phục hồi và phát triển, lượng khách và doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, ngành du lịch xứ dừa đang có bước chuyển rất rõ nét, chuẩn bị điều kiện cần thiết để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương
VOV1 - Sáng 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam nhận định: Mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên hoàn toàn khả thi.
VOV1 - Đảng Cộng sản Việt Nam với 95 mùa xuân, trải qua biết bao thăng trầm nhưng đầy vinh quang và kiêu hãnh. Từ một đất nước chưa có tên trên bản đồ thế giới, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã vươn lên trở thành biểu tượng của hòa bình, ổn định và thành công.
VOV1 - Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như ngọn đuốc soi đường, khơi nguồn cho những mùa xuân độc lập, tự do của dân tộc. 95 năm đã trôi qua, mỗi mùa xuân đất nước thêm rạng rỡ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Từ một quốc gia thiếu lương thực trầm trọng, đến nay, Việt Nam chính thức trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. Năm 2024, ngành gạo đạt kỷ lục xuất khẩu trên 9 triệu tấn, vượt xa thành tích 8,1 triệu tấn của năm 2023. Cùng với gạo, xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam trong năm qua cũng liên tiếp xô đổ các mốc lịch sử đã lập trước đó, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của toàn nền kinh tế. Ông Hoàng Trọng Thuỷ, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cùng bàn luận về câu chuyện này.
Sáng nay (26/12), Hội thảo khoa học “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thế giới, nhiều chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, lãnh đạo đã chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp sáng kiến để cùng xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài vào Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam trong những năm tới.
Hội nhập quốc tế trở thành định hướng lớn trong đường lối đối ngoại của nước ta để thu hút các nguồn lực bên ngoài, nuôi dưỡng, phát huy nguồn lực trong nước, biến ngoại lực thành nội lực, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển theo định hướng đã lựa chọn. Với mục tiêu chủ yếu là mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của Việt Nam, ngày 29/12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành. Qua hơn 35 năm thực hiện chính sách thu hút FDI, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh chóng, từng bước trở thành khu vực kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Cùng nhìn lại tiến trình thu hút đầu tư nước ngoài, giải pháp phát huy tác động tích cực của “ngoại lực” FDI, thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững của quốc gia trong kỷ nguyên mới – với sự tham gia bàn luận, phân tích của Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Anh Thu, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Một trong những định hướng mà Chính phủ đặt ra cho Bà Rịa – Vũng Tàu là hình thành khu thương mại tự do gắn với Cái Mép Hạ. Đây được kỳ vọng là cơ hội lớn để tỉnh khai thác tối đa các tiềm năng từ cảng biển, công nghiệp. Từ đó tạo nên bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và cả vùng Đông Nam Bộ nói chung.
Trong bối cảnh thế giới đang ở thời kỳ thay đổi có tính thời đại, cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định cơ hội phát triển của mỗi nước, vai trò của giáo dục càng quan trọng, được xác định vẫn là quốc sách hàng đầu khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình. Trong kỷ nguyên mới, đổi mới giáo dục không chỉ là nhu cầu, mà còn là yếu tố sống còn để phát triển. Ngành giáo dục ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nhưng trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô cũng lớn hơn. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước. Sứ mệnh được giao càng lớn, yêu cầu và kỳ vọng càng cao thì càng đòi hỏi giáo dục nước nhà cần bứt phá, thay đổi từ nội tại, hướng tới chất lượng cao hơn, phát triển con người toàn diện hơn, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.