Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng (23/11/2024)

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 đã được Quốc hội khoá XV, thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024. Luật này có 9 chương, 89 điều quy định về quy tắc, phương tiện, người tham gia giao thông đường bộ (GTĐB), chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn GTĐB, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm TTATGTĐB, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời gian tới. Là bộ luật lớn góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong tình hình mới; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân vì vậy việc ban hành và thực thi Luật nhận được sự quan tâm của toàn xã hội “ Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng” là chủ đề được bàn luận trong chương trình với sự tham gia của hai vị khách mời: Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an. Luật sư Nguyễn Hồng Bách – Công ty Luật Hồng Bách và cộng sự:

Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng (23/11/2024)

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 đã được Quốc hội khoá XV, thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024. Luật này có 9 chương, 89 điều quy định về quy tắc, phương tiện, người tham gia giao thông đường bộ (GTĐB), chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn GTĐB, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm TTATGTĐB, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời gian tới. Là bộ luật lớn góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong tình hình mới; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân vì vậy việc ban hành và thực thi Luật nhận được sự quan tâm của toàn xã hội “ Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng” là chủ đề được bàn luận trong chương trình với sự tham gia của hai vị khách mời: Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an. Luật sư Nguyễn Hồng Bách – Công ty Luật Hồng Bách và cộng sự:

Xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy (19/11/2024)

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong cộng đồng và tại các tuyến trọng điểm như: tuyến Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc miền Trung - Tây Nguyên, Tây Nam, tuyến đường biển, đường hàng không, bưu điện. Tình trạng tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy khiến cộng đồng lo ngại. Để góp phần tạo môi trường sống trong sạch, bình yên, việc xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy được lực lượng công an các cấp triển tích cực khai nhiều năm qua, nhờ đó, nhiều điểm nóng về ma túy dần được xóa bỏ; ý thức cảnh giác, tham gia phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội của cán bộ, nhân dân được nâng lên, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương. Vậy việc xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy được triển khai ra sao để đạt hiệu quả lâu dài và thực chất? Đây cũng là nội dung chương trình Đối thoại mà các vị khách mời là Thượng tá Bùi Văn Tuấn - Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và chị Nguyễn Thị Hòa, Đội trưởng Đội Xã hội tình nguyện, Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy (19/11/2024)

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong cộng đồng và tại các tuyến trọng điểm như: tuyến Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc miền Trung - Tây Nguyên, Tây Nam, tuyến đường biển, đường hàng không, bưu điện. Tình trạng tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy khiến cộng đồng lo ngại. Để góp phần tạo môi trường sống trong sạch, bình yên, việc xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy được lực lượng công an các cấp triển tích cực khai nhiều năm qua, nhờ đó, nhiều điểm nóng về ma túy dần được xóa bỏ; ý thức cảnh giác, tham gia phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội của cán bộ, nhân dân được nâng lên, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương. Vậy việc xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy được triển khai ra sao để đạt hiệu quả lâu dài và thực chất? Đây cũng là nội dung chương trình Đối thoại mà các vị khách mời là Thượng tá Bùi Văn Tuấn - Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và chị Nguyễn Thị Hòa, Đội trưởng Đội Xã hội tình nguyện, Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên (26/10/2024)

Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.

Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên (26/10/2024)

Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.