Giải pháp giảm ca nặng và tử vong do tay chân miệng! (24/6/2023)

Giải pháp giảm ca nặng và tử vong do tay chân miệng! (24/6/2023)

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 13 nghìn trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 7 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, dù số ca mắc chỉ bằng một nửa, song từ tháng 5 đến nay đã ghi nhận sự xuất hiện của virus EV71 có khả năng gây bệnh nặng và đều là nguyên nhân dẫn đến các ca tử vong trong thời gian vừa qua Vậy giải pháp nào để giảm ca nặng và tử vong do bệnh tay chân miệng? Từ khối điều trị trực tiếp cho bệnh nhân, các thầy thuốc có đề xuất, kiến nghị gì để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân? Để tìm hiểu nội dung này, trong chương trình Đối thoại hôm nay, các vị khách mời sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Phòng, chống ma túy quyết liệt, hiệu quả - Vì một cộng đồng sạch ma túy (17/06/2023)

Phòng, chống ma túy quyết liệt, hiệu quả - Vì một cộng đồng sạch ma túy (17/06/2023)

Tệ nạn ma tuý ở nước ta diễn biến phức tạp, tính đến tháng 2/2023 cả nước có 191.410 người nghiện ma túy, 48.203 người sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng nói, nhiều người sử dụng ma túy tổng hợp bị rối loạn tâm thần, mất kiểm soát hành vi (ngáo đá) gây ra các vụ án mạng, cố ý gây thương tích, tai nạn giao thông, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, lo lắng, bất bình trong dư luận. Tại cuộc gặp mặt, biểu dương 140 điển hình tiên tiến trong phong trào phòng chống ma túy toàn quốc vừa diễn ra vào ngày 14/6 vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã khẳng định: Đảng, Nhà nước ta nhất quán quan điểm – không khoan nhượng với tội phạm và tệ nạn ma túy. “Phòng, chống ma túy quyết liệt, hiệu quả - Vì một cộng đồng sạch ma túy” là chủ đề chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của Thượng tá Bùi Đức Thiêm, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an (C04) và Bác sỹ Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng.

Đẩy mạnh thi đua yêu nước gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ 6 dám (3/6/2023)

Đẩy mạnh thi đua yêu nước gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ 6 dám (3/6/2023)

Cách đây hơn 75 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; mở đầu cho hàng loạt phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tới nay, những quan điểm về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và rất cần được tăng cường, đẩy mạnh để góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt trong đó cần gắn thi đua yêu nước với việc xây dựng đội ngũ cán bộ 6 dám, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Chương trình Đối thoại hôm nay bàn luận về nội dung này với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Trần Hữu Hậu, Đại biểu Quốc hội khóa 15 và GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:

Nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu - Những khuyến nghị chính sách với Việt Nam (13/05/2023)

Nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu - Những khuyến nghị chính sách với Việt Nam (13/05/2023)

Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Ảnh hưởng của chính sách thuế này được đánh giá là có cả thuận lợi và khó khăn đen xen, đòi hỏi có cả bước đi ngắn hạn và dài hạn để tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức. Trong đó, nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu và những giải pháp ứng đối chủ động, đang là vấn đề được thảo luận nóng hổi hiện nay. Vậy tính khả thi của việc nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu ra sao, và cách làm như thế nào? Đây là chủ đề được bàn luận trong Đối thoại, với sự tham gia của các vị khách mời:Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn về quản lý kinh tế - Economica Việt Nam.

Lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm nền công vụ (06/05)

Theo dự kiến chương trình phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Đây là bước chuẩn bị cho việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, diễn ra vào tháng 10/2023. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa sâu sắc, toàn diện và xác đáng đối với vấn đề đánh giá và sử dụng cán bộ. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội nhằm đánh thức suy nghĩ đối với người được lấy phiếu về trách nhiệm của mình trong vai trò đảm trách và điều hành các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Suy nghĩ để từ đó nhiệt huyết hơn trong hành động, tăng cường chế độ trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm chính trị bởi quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn có sự giám sát một cách thường xuyên của cử tri và những đại diện dân cử. Với ý nghĩa đó, để việc lấy phiếu tín nhiệm chính xác, đúng với kết quả mà các chức danh đã hoàn thành nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ của Quốc hội cần phải chuẩn bị chặt chẽ. Lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm nền công vụ là nội dung được đề cập trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.

Lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm nền công vụ (06/05)

Lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm nền công vụ (06/05)

Theo dự kiến chương trình phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Đây là bước chuẩn bị cho việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, diễn ra vào tháng 10/2023. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa sâu sắc, toàn diện và xác đáng đối với vấn đề đánh giá và sử dụng cán bộ. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội nhằm đánh thức suy nghĩ đối với người được lấy phiếu về trách nhiệm của mình trong vai trò đảm trách và điều hành các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Suy nghĩ để từ đó nhiệt huyết hơn trong hành động, tăng cường chế độ trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm chính trị bởi quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn có sự giám sát một cách thường xuyên của cử tri và những đại diện dân cử. Với ý nghĩa đó, để việc lấy phiếu tín nhiệm chính xác, đúng với kết quả mà các chức danh đã hoàn thành nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ của Quốc hội cần phải chuẩn bị chặt chẽ. Lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm nền công vụ là nội dung được đề cập trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.

Tìm giải pháp căn cơ, tạo cơ sở pháp lý để xử lý có hiệu quả, giải quyết dứt điểm vấn đề thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (22/04//2023)

Vấn đề thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những nội dung được người dân đặc biệt quan tâm khi góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, tính đến hết ngày 2/4, đã có gần 11,7 triệu lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật đất đai sửa đổi, trong đó vấn đề Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhận được gần 1,16 triệu lượt ý kiến, giá đất nhận được 979.736 lượt ý kiến. Trên thực tế những bất cập, khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật về thu hồi đất đã dẫn đến tình trạng người dân có đất bị thu hồi không đồng thuận, bức xúc làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai khi bị thu hồi đất trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Vậy các vấn đề pháp lý điều chỉnh về vấn đề thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như thế nào trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, để có giải pháp căn cơ tạo cơ sở pháp lý để xử lý có hiệu quả, giải quyết dứt điểm vấn đề này? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: GS. TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Uỷ Ban Tài chính Ngân sách Quốc hội và PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường kiêm Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Tìm giải pháp căn cơ, tạo cơ sở pháp lý để xử lý có hiệu quả, giải quyết dứt điểm vấn đề thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (22/04//2023)

Tìm giải pháp căn cơ, tạo cơ sở pháp lý để xử lý có hiệu quả, giải quyết dứt điểm vấn đề thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (22/04//2023)

Vấn đề thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những nội dung được người dân đặc biệt quan tâm khi góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, tính đến hết ngày 2/4, đã có gần 11,7 triệu lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật đất đai sửa đổi, trong đó vấn đề Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhận được gần 1,16 triệu lượt ý kiến, giá đất nhận được 979.736 lượt ý kiến. Trên thực tế những bất cập, khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật về thu hồi đất đã dẫn đến tình trạng người dân có đất bị thu hồi không đồng thuận, bức xúc làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai khi bị thu hồi đất trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Vậy các vấn đề pháp lý điều chỉnh về vấn đề thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như thế nào trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, để có giải pháp căn cơ tạo cơ sở pháp lý để xử lý có hiệu quả, giải quyết dứt điểm vấn đề này? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: GS. TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Uỷ Ban Tài chính Ngân sách Quốc hội và PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường kiêm Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Để hiện thực hóa 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (11/4/2023)

Để hiện thực hóa 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (11/4/2023)

Ngày 3/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 388 phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn. Vấn đề đặt ra là phải làm gì để hiện thực hóa mục tiêu này?

Quy định 96 về lấy phiếu tín nhiệm- giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên (25/03/2023)

Ngày 02-02-2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96, về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thay thế Quy định số 262 ngày 08-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Quy định số 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là bước tiếp tục cụ thể hóa Quy định 41 của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Làm rõ những điểm mới trong Quy định 96 có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên về việc lấy phiếu tín nhiệm, tác động trực tiếp nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Nội dung này được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 vị khách mời là ông Nguyễn Túc, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Quy định 96 về lấy phiếu tín nhiệm- giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên (25/03/2023)

Quy định 96 về lấy phiếu tín nhiệm- giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên (25/03/2023)

Ngày 02-02-2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96, về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thay thế Quy định số 262 ngày 08-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Quy định số 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là bước tiếp tục cụ thể hóa Quy định 41 của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Làm rõ những điểm mới trong Quy định 96 có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên về việc lấy phiếu tín nhiệm, tác động trực tiếp nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Nội dung này được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 vị khách mời là ông Nguyễn Túc, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Xu hướng tuyển sinh ĐH 2023: Tăng cơ hội hay thêm áp lực (18/03/2023)

Xu hướng tuyển sinh ĐH 2023: Tăng cơ hội hay thêm áp lực (18/03/2023)

Mùa tuyển sinh đại học năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ có nhiều điều chỉnh để thuận lợi hơn cho các trường và thí sinh như hoàn thiện quy trình, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1 xuống còn 20 ngày, từ ngày 5/7 đến ngày 25/7. Cùng đó, tiếp tục nâng cấp hệ thống, áp dụng công nghệ; tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh. Mùa tuyển sinh năm nay cũng ghi nhận nhiều điểm mới đáng chú ý như “nở rộ” các ngành học mới, có nhiều kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, đánh giá tư duy… Đây là những thay đổi được cho là có thể làm tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Tuy nhiên, những điểm mới này cũng khiến thí sinh thêm nhiều áp lực. Khách mời: TS Nguyễn Văn Cường - Đại học Potsdam, CHLB Đức và Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền - Hệ thống giáo dục Học mãi.

Để việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp hiệu quả, thực chất (11/03/2023)

Để việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp hiệu quả, thực chất (11/03/2023)

Việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp đã kết thúc giai đoạn 2019-2021 với việc giảm đi 8 huyện và 561 xã, 3.437 cơ quan, tổ chức ở cấp xã và 429 cơ quan, tổ chức ở cấp huyện. Thế nhưng, hiệu quả thực chất của việc sắp xếp không chỉ ở những con số được cắt giảm mà phải tạo được động lực, không gian để địa phương có điều kiện phát triển, nâng cao năng lực quản lý từ đó nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 hai vị khách mời: Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ và ông Phạm Văn Hoà, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội.