VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
Một trong những nội dung trọng tâm Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách đó là bỏ quy định về khung giá đất, thay vào đó Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành bảng giá và quyết định giá đất cụ thể Việc định giá đảm bảo nguyên tắc theo mục đích và thời hạn sử dụng, phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường; bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, khách quan của kết quả định giá giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định và cơ quan quyết định. Nhiều ý kiến nhận định, nếu xử lý, khơi thông được chính sách về giá đất thì những vấn đề khác của Luật Đất đai cũng sẽ được xử lý, kể cả việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư…. Vậy các vấn đề pháp lý điều chỉnh về giá đất và định giá đất cần phải có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn như thế nào trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: PGS.TS Ngô Trí Long, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học-Đào tạo, Đại học Thành Đông và Thạc sỹ Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản.
Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia đẩy lùi bệnh sốt rét một cách ngoạn mục với số ca mắc giảm nhanh. Nếu như năm 2018 cả nước còn gần 5.000 ca thì đến năm 2022 có 42 tỉnh, thành đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Mục tiêu đến năm 2030, nước ta sẽ loại trừ bệnh sốt rét. Đây là thành quả, là nỗ lực của y bác sỹ phòng chống dịch bệnh, trong đó có bệnh sốt rét ở nước ta. Để đạt mục tiêu loại trừ sốt rét, cần tập trung thực hiện các biện pháp nào?. Đây là nội dung của chương trình Đối thoại hôm nay với các vị khách mời tham gia chương trình: - TS. BS Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. - TS Mya Ngon, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam - Bạn Trúc Quỳnh, phiên dịch của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
Nước ta có có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo với đông đảo người dân sinh sống. Những vùng biển, đảo này đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản đầy đủ, nhất là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục... Do đó, việc phát triển mạng lưới y tế biển, đảo là nhiệm vụ quan trọng để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biển, đảo. Xuất phát từ nội dung này, Chương trình Đối thoại hôm nay có chủ đề: Phát triển y tế biển đảo chăm sóc sức khỏe nhân dân với các vị khách mời tham dự chương trình: - Đại tá BSCK2 Chu Trọng Như, Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện, đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Đại úy Lã Văn Tuấn, Bệnh xá Trưởng đảo Trường Sa - Chương trình kết nối với Thiếu tá, BS Nguyễn Văn Trường, Bệnh xá Trưởng đảo Song Tử Tây
Mùa xuân, mùa của lễ hội, mùa của những chuyến du xuân. 63 tỉnh, thành phố của đất nước đều có những lễ hội đặc sắc, những địa điểm du lịch nổi tiếng. Tiềm năng, lợi thế và dư địa phát triển còn nhiều. Nhưng điều quan trọng là phát triển các sản phẩm du lịch này như thế nào để vừa giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, vừa có thể phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đây là định hướng lớn và được khẳng định một lần nữa trong Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Quốc hội khóa 15 thông qua. Nghị quyết nhấn mạnh: hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng với tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế để thúc đẩy, lan tỏa sự phát triển du lịch của vùng và cả nước. Chương trình đối thoại nhân dịp đầu xuân năm mới hôm nay chúng tôi bàn luận về chủ đề này, với sự tham gia của PGS.TS Dương Văn Sáu, Nguyên Trưởng Khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam.
Hiện nay, phương pháp điều trị dự phòng các bệnh lý di truyền chủ động dựa vào công nghệ gen kết hợp với những kĩ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến đang mang lại nhiều cơ hội cho các cặp vợp chồng mang gen bệnh. Đặc biệt trong năm 2022, sự phối hợp trong điều trị giữa các thầy thuốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện và Trung tâm nghiên cứu Gen-protein, Trường đại học Y Hà Nội đã giúp các gia đình đón được con yêu khỏe mạnh. Riêng với bệnh Tan máu bẩm sinh, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BV Bưu điện đã điều trị dự phòng cho rất nhiều trường hợp bố mẹ mang gen bệnh, giúp họ sinh con khỏe mạnh với tỷ lệ chuyển phôi có thai là gần 87%. Để tìm hiểu về những kỹ thuật tiên tiến giúp các cặp vợ chồng có được con yêu khỏe mạnh, trong chương trình Đối thoại hôm nay, các vị khách mời là PGS.TS.BS Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học Phân tử, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-protein, Trường đại học Y Hà Nội và BS CK I Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện sẽ cùng trao đổi nội dung này
Thời gian qua, việc ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Hiện, đã có 4.290 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (chiếm 66% số lượng thủ tục hành chính). Tuy nhiên số lượng dịch vụ công trực tuyến được sử dụng còn thấp ( chỉ khoảng 25,6%). Có thể nói, đưa thành công các dịch vụ công lên môi trường trực tuyến mới chỉ là tạo thêm một kênh để giải quyết các thủ tục hành chính. Điều quan trọng, các cơ quan, đơn vị cần có các giải pháp để người dân khai thác và sử dụng kênh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, từ đó mới phát huy hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến. Đây cũng chính là chủ đề mà chúng tôi sẽ bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời : Bà Phạm Ngọc Thủy – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.
Thời gian qua, việc ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Hiện, đã có 4.290 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (chiếm 66% số lượng thủ tục hành chính). Tuy nhiên số lượng dịch vụ công trực tuyến được sử dụng còn thấp ( chỉ khoảng 25,6%). Có thể nói, đưa thành công các dịch vụ công lên môi trường trực tuyến mới chỉ là tạo thêm một kênh để giải quyết các thủ tục hành chính. Điều quan trọng, các cơ quan, đơn vị cần có các giải pháp để người dân khai thác và sử dụng kênh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, từ đó mới phát huy hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến. Chương trình Đối thoại hôm nay bàn về chủ đề này với sự tham gia của hai vị khách mời là bà Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.
Tháng 8 năm nay, khi dịch covid19 diễn biến phức tạp, hàng loạt doanh nghiệp không thể đảm bảo tiến độ giao hàng do những quy định trong việc xin cấp giấy đi đường, kiểm tra mã QR... Sau đó, mặc dù Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu phải thông suốt vận chuyển hàng hoá, song nhiều địa phương vẫn tiếp tục quy định các giấy phép con, “làm khó” doanh nghiệp. Còn thời điểm này, khi dịch covid19 cơ bản được kiểm soát, thì các loại chi phí có thể phát sinh từ quy định pháp luật như chi phí thủ tục hành chính, chi phí cơ hội và chi phí không chính thức khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khi phục hồi sản xuất. Vậy, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân và doanh nghiệp như thế nào để thực sự gỡ khó cho doanh nghiệp?
Gần hai năm qua, trải qua bốn “làn sóng” của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục với nhiều khó khăn, thách thức. Học sinh và giáo viên cả nước bước vào năm học 2021-2022 bằng lễ khai giảng trực tuyến – “có khoảng cách nhưng không xa cách”, bắt đầu những giờ học online để thích ứng với tình hình dịch bệnh – “dừng đến trường nhưng không dừng việc việc học”. Cả xã hội thích ứng để bình thường mới, cả ngành giáo dục cũng thích ứng để linh hoạt đổi mới dạy và học. Nhìn lại năm 2021, với giáo dục là gần một học kỳ I của năm học 2021-2022 trong bối cảnh còn khó khăn, kỳ vọng thì lớn, nhiệm vụ lại nặng nề, các nhà trường cần thích ứng ra sao để biến khó khăn, thách thức thành động lực để đổi mới, đạt được “mục tiêu kép” – an toàn phòng dịch và kế hoạch năm học không bị “đứt gẫy” đảm bảo chất lượng giáo dục? Chương trình Đối thoại, chúng tôi bàn nội dung: “Nhà trường thời COVID: Thích ứng để đổi mới”. Chương trình có sự tham gia bàn luận của Chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Giám đốc Quỹ Đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam và ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội.
Tháng 5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025, trong đó đặt ra mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định, cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Đồng thời, Nghị quyết 68 nêu rõ phải cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, không phân biệt đó là thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh hay thủ tục kiểm tra chuyên ngành, nếu gây khó khăn cho doanh nghiệp sẽ bị bãi bỏ. Đây là điểm khác biệt căn bản so với các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh trước đó. Rõ ràng, năm 2021 và năm 2022 sẽ là những năm bản lề để thực hiện mục tiêu đề ra của nghị quyết 68. Con số 20% cắt giảm trong quy định của pháp luật, cũng như chi phí cho doanh nghiệp – sẽ là ít nếu như tất cả đều vào guồng với cùng một mục đích vì doanh nghiệp, vì nhân dân, nhưng cũng sẽ là nhiều và thách thức nếu như khâu thực thi chính sách còn khoảng cách xa vời với chính sách, và các bộ ngành, địa phương vẫn giữ lợi ích của riêng mình. Chương trình Đối thoại hôm nay sẽ bàn sâu hơn câu chuyện: Nỗ lực cho mục tiêu cắt giảm 20% chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp với sự tham gia của hai vị khách mời là Tiến sỹ Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch thường trực Kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.