Nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và các giải pháp khắc phục (27/11/2021)

Nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và các giải pháp khắc phục (27/11/2021)

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vì thế việc thực hiện các quy định của Luật bảo hiểm xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy nhưng trong thời gian qua, tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động có chiều hướng gia tăng, không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy cần giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

Cần chăm sóc sức khỏe tâm thần nhiều hơn cho nạn nhân da cam dioxin trong bối cảnh COVID-19 (23/11/2021)

Cần chăm sóc sức khỏe tâm thần nhiều hơn cho nạn nhân da cam dioxin trong bối cảnh COVID-19 (23/11/2021)

Không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, thu nhập, dịch bệnh Covid 19 kéo dài đã khiến những người yếu thế như người nghèo, người khuyết tật, đặc biệt là nạn nhân da cam, còn chịu áp lực lớn về tâm lý do rất dễ bị tổn thương. Dịp kỷ niệm 60 năm nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam mới đây, Chủ tịch nước đã gửi thư cho các nạn nhân và kêu gọi toàn xã hội chăm lo cho các nạn nhân nhiều hơn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Vậy cần quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nạn nhân da cam/dioxin như thế nào trong bối cảnh dịch bệnh?. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mời 2 vị khách mời đến từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và Hội Nạn nhân da cam Dioxin Việt Nam tham gia trao đổi về nội dung này với sự tham gia của 2 khách mời là Trung tướng, PGS.TS Đặng Nam Điền, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội nhạn nhân da cam/dioxin Việt Nam và TS, BS Trần Ngọc Nghị, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế

Hỗ trợ giáo viên mầm non khó khăn vì dịch COVID-19: Cần kịp thời, đúng đối tượng (20/11/2021)

Hỗ trợ giáo viên mầm non khó khăn vì dịch COVID-19: Cần kịp thời, đúng đối tượng (20/11/2021)

Trong một báo cáo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) năm 2020, có ít nhất 40 triệu trẻ em trên toàn thế giới đã lỡ mất cơ hội tham gia giáo dục mầm non trong giai đoạn phát triển quan trọng do các cơ sở chăm sóc trẻ em và giáo dục mầm non phải đóng cửa vì đại dịch COVID-19. Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch COVID-19, nhất là cấp học mầm non. Đóng cửa liên tục nhiều tháng liền, lại phải gánh các khoản chi phí lớn khiến nhiều trường mầm non tư thục rơi vào cảnh kiệt quệ, phá sản… Giáo viên mầm non được đánh giá là có công việc vất vả, làm nhiều thời gian nhưng thu nhập thấp, nay đời sống càng khó khăn hơn khi bị chấm dứt hợp đồng, nghỉ việc không lương. Trước tình trạng này, rất cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ dài hạn để đảm bảo chất lượng giáo dục của bậc học này.

Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ-đổi mới sáng tạo? (13/11/2021)

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cho thấy, trong hai năm 2018 và 2019, Việt Nam tăng 10 bậc và đứng thứ 67 trên thế giới. Còn trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ công bố: Việt Nam vẫn duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu- xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế, và trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Đây là những thành tựu đáng ghi nhận cho thấy chúng ta đã nhận thức được tầm quan trong của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, trong các báo cáo về KHCN và đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ ở Việt Nam được công bố mới đây, các chuyên gia nhận định: trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế để tiến tới trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi chúng ta phải tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ. Nhưng cũng có một thực tế là hiện 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa- tiềm lực còn nhiều hạn chế thì việc đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo? Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời. - Ông Nguyễn Đức Hoàng- Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ). - Tiến sĩ Phạm Thu Hiền– Chuyên gia Mạng lưới nghiên cứu Data61, trực thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ của Khối thịnh vượng chung Australia. - Ông Trương Vĩnh Thành- Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai (An Giang).

Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ-đổi mới sáng tạo? (13/11/2021)

Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ-đổi mới sáng tạo? (13/11/2021)

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cho thấy, trong hai năm 2018 và 2019, Việt Nam tăng 10 bậc và đứng thứ 67 trên thế giới. Còn trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ công bố: Việt Nam vẫn duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu- xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế, và trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Đây là những thành tựu đáng ghi nhận cho thấy chúng ta đã nhận thức được tầm quan trong của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, trong các báo cáo về KHCN và đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ ở Việt Nam được công bố mới đây, các chuyên gia nhận định: trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế để tiến tới trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi chúng ta phải tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ. Nhưng cũng có một thực tế là hiện 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa- tiềm lực còn nhiều hạn chế thì việc đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo? Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời. - Ông Nguyễn Đức Hoàng- Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ). - Tiến sĩ Phạm Thu Hiền– Chuyên gia Mạng lưới nghiên cứu Data61, trực thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ của Khối thịnh vượng chung Australia. - Ông Trương Vĩnh Thành- Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai (An Giang).

Bảo hiểm xã hội- Trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội và khó khăn của doanh nghiệp trong dịch Covid 19 (06/11/2021)

Bảo hiểm xã hội có vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên cở sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó thì phải có đóng góp mới có hưởng và không đóng góp thì không được hưởng. Mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: Nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách BHYT, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất). Chương trình đối thoại hôm nay chúng tôi sẽ bàn cụ thể hơn về vai trò của Bảo hiểm xã hội với hệ thống an sinh xã hội- và những nỗi khó của doanh nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội trong thời kỳ dịch Covid 19, với sự tham gia của ông Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và bà Phạm Nguyên Cường- Chuyên gia về an sinh xã hội

Bảo hiểm xã hội- Trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội và khó khăn của doanh nghiệp trong dịch Covid 19 (06/11/2021)

Bảo hiểm xã hội- Trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội và khó khăn của doanh nghiệp trong dịch Covid 19 (06/11/2021)

Bảo hiểm xã hội có vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên cở sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó thì phải có đóng góp mới có hưởng và không đóng góp thì không được hưởng. Mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: Nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách BHYT, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất). Chương trình đối thoại hôm nay chúng tôi sẽ bàn cụ thể hơn về vai trò của Bảo hiểm xã hội với hệ thống an sinh xã hội- và những nỗi khó của doanh nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội trong thời kỳ dịch Covid 19, với sự tham gia của ông Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và bà Phạm Nguyên Cường- Chuyên gia về an sinh xã hội

Doanh nghiệp điện tử và vấn đề lao động hậu Covid 19 (30/10/2021

Doanh nghiệp điện tử và vấn đề lao động hậu Covid 19 (30/10/2021

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp. Cùng với những doanh nghiệp thuộc các ngành, nghề khác, hiện nay các doanh nghiệp điện tử cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid19.Vậy những thách thức đang đặt ra đối với các doanh nghiệp điện tử cần phải được tháo gỡ ra sao? Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Doanh nghiệp điện tử và vấn đề lao động hậu Covid 19” với sự tham gia của bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Hoàng Hà, Cán bộ chương trình, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam và bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam

Chuyển đổi số y tế trong đại dịch COVID-19 (25/10/2021)

Chuyển đổi số y tế trong đại dịch COVID-19 (25/10/2021)

Y tế là lĩnh vực hàng đầu trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số được đề cập trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với nhiều nền tảng cũng như các ứng dụng được xây dựng và vận hành trong thời gian qua, ngành y tế đang là một trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số khi cả nước trong giai đoạn đại dịch. Làm thế nào để số hóa y tế một cách toàn diện, hướng tới nền y tế thông minh, phát huy vai trò chăm sóc sức khỏe cho người dân trong đại dịch COVID-19? Đây sẽ là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế và ông Trần Việt Vĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit (người từng sáng lập một số nền tảng công nghệ kết nối bác sỹ với bệnh nhân).

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19! (16/10/2021)

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19! (16/10/2021)

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19”, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4800 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128, trong đó phân loại cụ thể 3 tiêu chí đánh giá mức độ dịch bao gồm tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc xin và đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến. Để tìm hiểu về những nội dung cùng cách thức triển khai nhằm đáp ứng các tiêu chí “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19”, trở lại cuộc sống bình thường mới, trong chương trình Đối thoại hôm nay, các vị khách mời là PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế và TS Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sẽ cùng bàn về nội dung này. Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe

Tăng thời gian làm thêm và những điều chỉnh chính sách liên quan đến người lao động trong bối cảnh dịch Covid 19 (09/10/2021)

Tăng thời gian làm thêm và những điều chỉnh chính sách liên quan đến người lao động trong bối cảnh dịch Covid 19 (09/10/2021)

Trong những ngày qua, đề xuất bỏ giới hạn làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tháng, áp dụng tổng số giờ làm thêm tối đa 200 - 300 giờ trong năm cho tất cả các ngành nghề, công việc của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều người lao động.Vậy, điều này sẽ tác động như thế nào đến người lao động và doanh nghiệp? Và trong bối cảnh sống chung với dịch Covid 19, những điều chỉnh chính sách nào là cần thiết để đảm bảo cuộc sống của người lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt nam và bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện khoa học lao động và xã hội, Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Chuyển đổi số y tế trong đại dịch COVID-19 (05/10/2021)

Chuyển đổi số y tế trong đại dịch COVID-19 (05/10/2021)

Y tế là lĩnh vực hàng đầu trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số được đề cập trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với nhiều nền tảng cũng như các ứng dụng được xây dựng và vận hành trong thời gian qua, ngành y tế đang là một trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số khi cả nước trong giai đoạn đại dịch. Làm thế nào để số hóa y tế một cách toàn diện, hướng tới nền y tế thông minh, phát huy vai trò chăm sóc sức khỏe cho người dân trong đại dịch COVID-19? Đây sẽ là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế và ông Trần Việt Vĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit (người từng sáng lập một số nền tảng công nghệ kết nối bác sỹ với bệnh nhân).