VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và vươn ra quốc tế. Theo một khảo sát của mạng lưới kết quả toàn cầu, trong số 60 quốc gia tham gia khảo sát, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới. Tuy nhiên, khả năng hiện thực các ý tưởng sáng tạo thì thuộc 20 nhóm cuối cùng. Điều này cho thấy, có khoảng cách quá lớn giữa ý chí và hành động cụ thể. Thực tế cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh nhưng làn sóng khởi nghiệp - startup ở nước ta vẫn hết sức sôi động. Vấn đề đặt ra là cần kéo gần khoảng cách giữa khát vọng với hành động, tức là cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để tiến gần hơn tới việc hiện thực hóa ước mơ của những người khởi nghiệp trẻ. Chương trình Đối thoại có chủ đề: Khởi nghiệp - Kéo gần khoảng cách giữa khát vọng và hành động, với sự tham gia của khách mời là chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư kí Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Một trong những nội dung mới và là điểm nhấn quan trọng trong báo cáo chính trị trình Đại hội 13 của Đảng đó là bổ sung thành tố “Dân giám sát dân thụ hưởng” vào phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thành "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Điều này càng cho thấy, Đảng ta không có lợi ích nào khác là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Nhân dân là trên hết, vừa là chủ thể vừa là động lực và mục tiêu của cách mạng.- Chương trình Đối thoại hôm nay sẽ bàn luận phân tích làm rõ hơn giá trị và ý nghĩa của nội dung mới này, với sự tham gia của hai vị khách mời: GS, tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa 9, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội.
Trong 365 ngày vừa qua, bên cạnh thành công nổi bật khi kiểm soát tốt dịch bệnh Covid 19, ngành y tế còn ghi dấu ấn khi tiếp tục đào tạo và đưa hàng trăm bác sỹ trẻ có trình độ khá, giỏi tăng cường về vùng khó khăn, giúp phát triển hệ thống y tế cơ sở, thu hẹp khoảng cách chăm sóc sức khỏe giữa các vùng miền. Từ những câu chuyện mang ý nghĩa và lan tỏa những giá trị cho cộng đồng của các thầy thuốc trẻ thời gia qua còn cho thấy, để có đội ngũ thầy thuốc chất lượng thì công tác đào tạo cần được thực hiện chỉnh chu, nghiêm túc và khoa học thay vì tình trạng mở ngành đào tạo y dược ào ạt như thời gian gần đây. Trao đổi về nội dung này, chúng tôi mời đến phòng thu 2 vị khách mời là TS Phạm Văn Tác, Giám đốc Dự án Đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về cơ sở, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế và PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, khi họ không may gặp phải những “rủi ro xã hội” hoặc các “biến cố xã hội” dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập. Thực hiện an sinh xã hội là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta nhằm hướng tới việc làm bền vững, tăng cường trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh đặc biệt, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới giảm nghèo toàn diện và bền vững Năm 2020, dịch Covid 19 đã tác động đến mọi mặt kinh tế xã hội của nước ta. Cũng trong năm 2020, bão, lũ cũng như nhiều hiện tượng thời tiết bất thường trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, kinh doanh, đến cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh đó, những chính sách an sinh xã hội đã được ban hành kịp thời, đặc biệt có ý nghĩa đối với lao động thuộc khối bảo trợ, lao động là người có công, hộ nghèo. Nhìn lại việc thực hiện chính sách an sinh xã hội trong năm qua để thấy những nỗ lực, những bài học và đòi hỏi hoàn thiện chính sách trong thời gian tới để chính sách này phát huy ý nghĩa tích cực, thực chất hơn nữa. Đây là chủ đề của chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và bà Phạm Nguyên Cường, chuyên gia về an sinh xã hội
Những biến động đã và đang xảy ra trên toàn cầu trong dịch bệnh đã mở ra những góc nhìn mới về giáo dục - đó chính là khả năng thích ứng, linh hoạt thay đổi và thích nghi với mọi hoàn cảnh và biến chuyển của xã hội. Năm 2020 là một năm rất đặc biệt với ngành giáo dục và đào tạo khi phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn: khi năm đầu tien thực hiện chương trình sách giáo khoa mới trong điều kiện dịch bệnh, bão chồng bão, lũ trồng lũ... đặc biệt, đại dịch COVID-19 gây khó khăn và thiệt hại đến mọi phương diện của lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thế nhưng, những đại dịch cũng là một cơ hội để đổi mới ngành trong tình hình mới. Nhìn lại năm 2020 ngành giáo dục đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 5 năm 2015-2020 cũng như năm bản lề để tiếp tục bước vào chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sắp tới. Chương trình Đối thoại với chủ đề “Ngành giáo dục và đào tạo một năm nhìn lại: Đổi mới và thích ứng” với hai vị khách mời: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – PGS TS Hoàng Minh Sơn và TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội sẽ trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này.
Năm 2020 đã kết thúc, năm mới 2021 đã đến. Nhìn lại 1 năm qua, dưới sự Lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra vào những ngày cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, năm 2020 có thể được xem là năm thành công nhất trong 5 năm nhiệm kỳ về ý chí và tinh thần vượt khó vươn lên của cả dân tộc.Trong những thành công chung của đất nước trong năm qua, không thể không nhắc đến những thành tựu, những dấu ấn quan trọng trong công tác cải cách hành chính, làm tiền đề để tạo ra những thay đổi căn bản cho năm 2021, mang lại nhiều niềm vui hơn cho người dân và doanh nghiệp.Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Cải cách hành chính và những tín hiệu vui trong năm mới 2021” với sự tham gia của 2 vị khách mời: Tiến sỹ Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát các văn bản pháp luật và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia.
Khởi nguồn từ ý tưởng thành lập một trạm nghỉ dưỡng cho người Pháp vào những năm đầu của thế kỷ 20, Sa Pa từ vùng núi non hoang sơ, chỉ có lác đác đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nay thành điểm nhấn của du lịch Lào Cai và cả nước thu hút hàng triệu khách du lịch tới tham quan mỗi năm. Thế nhưng, chỉ chưa đầy một năm khi dịch Covid-19 xuất hiện, lượng khách du lịch tới đây giảm tới 63%, chủ yếu là nguồn du khách quốc tế khiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. “Làm gì để đánh thức và phục hồi du lịch Sapa sau ảnh hưởng của dịch Covid-19” là chủ đề của chương trình Đối thoại hôm nay.
Năm 2020, năm đầu tiên của một thập niên mới, chuẩn bị khép lại với những gam màu sáng tối đan xen. Đại dịch Covid-19 bùng phát đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân, làm đảo lộn cuộc sống toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến thành quả kinh tế - xã hội được tích lũy hàng thập kỷ. Những biến động lớn trải dài từ châu Á-Thái Bình Dương tới châu Âu, Trung Đông, châu Mỹ, trong đủ mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh, kinh tế-xã hội cũng đã góp phần biến năm 2020 trở thành một năm không thể nào quên trong những trang sử thế giới sau này. Và trong những ngày cuối cùng của năm 2020, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một thế giới đầy biến động về chính trị, về kinh tế, về xã hội trong năm 2020 với những dự báo cho năm 2021. Và đây sẽ là nội dung của cuộc tọa đàm này. Xin giới thiệu vị khách mời cùng tham gia chương trình với chúng ta, đó là Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ tưởng Bộ Ngoại giao.
Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá ra vào cảng, nhằm kịp thời xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cũng như xác nhận tàu đủ điều kiện, đảm bảo an toàn khi vươn khơi là yêu cầu cấp bách để ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp và cũng là cơ sở để chúng ta gỡ thẻ vàng mà EC đang áp dụng với sản phẩm thủy sản khai thác trên biển của Việt nam, đồng thời hướng ngành khai thác thủy sản phát triển theo hướng bền vững. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 khách mời: Ông Nguyễn Văn Trung – Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục thủy sản và ông Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau.
Vào ngày 30/12 này, một sự kiện quan trọng đối với lĩnh vực y tế, đó là toàn bộ gần 12.000 trạm y tế xã phường, thị trấn trên toàn quốc sẽ được kết nối liên thông qua phần mềm V20 của Bộ Y tế, nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời giúp các cơ sở y tế quản lý toàn diện các hoạt động khám, chữa bệnh tại địa phương mình. Đây được đánh giá là bước đi đột phá trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân tại cơ sở. Vậy cụ thể thì việc triển khai kết nối 12.000 trạm y tế cả nước đã được thực hiện như thế nào? Điều này sẽ mang lại lợi ích nào cho người dân, tiết kiệm chi phí xã hội ra sao, và đặc biệt là tác động như thế nào đến việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở cũng như giảm quá tải của bệnh viện tuyến trên? Để trả lời cho các câu hỏi này, Ban Thời sự Đài TNVN thực hiện Đối thoại với chủ đề: Kết nối liên thông 12.000 trạm y tế cơ sở, cơ hội nào nâng cao chất lượng khám chữa bệnh? Với hai vị khách mời: Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế và ông Hoàng Đình Ngự, Giám đốc sản phẩm hệ sinh thái y tế - Trung tâm giải pháp y tế điện tử, Công ty công nghệ thông tin VNPT