VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Mặc dù nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được xây dựng, triển khai, nhưng số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn thấp. Những nút thắt nào đang cản bước doanh nghiệp? Giải pháp để tăng thu hút đầu tư, giúp Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công? Đây là nội dung chúng tôi phân tích trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La và ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Thực tế trong những năm qua, dù đã có nhiều chuyển biến quan trọng trong công tác thi hành án, nhưng kết quả vẫn đạt thấp. Nhiều bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa được thi hành (có những vụ bị kéo dài cả gần chục năm)…Tình trạng án hành chính chậm được thi hành vì những lý do gì? Trách nhiệm của các cơ quan liên quan như thế nào? Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Nguyễn Thị Hoàng Giang, Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ 3, Tổng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp và Luật sư Bùi Sinh Quyền, Trưởng Văn phòng Luật sư Phúc Thọ, Đoàn Luật sư Hà Nội
Sau hàng loạt dự án phát triển gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân như vụ Fomosa, Rạng Đông, hay tình trạng gây ô nhiễm của một số nhà máy nhiệt điện, các dự án khai thác khoáng sản…, Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa điều chỉnh kịp thời với những thách thức mới đặt ra đối với công tác bảo vệ môi trường. Sau sự cố môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25 ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức rà soát, đánh giá các bất cập, hạn chế của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong các luật khác có liên quan. Đây cũng là những nội dung đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Và Theo dự kiến, Luật Bảo vệ môi trường sẽ chính thức được thông qua tại kỳ họp quốc hội lần này. Để có cách nhìn rõ hơn về vấn đề này, Chương trình Đối thoại hôm nay có chủ đề: “Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2014 – Đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn” với 2 vị khách mời của Chương trình là PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, nguyên đại biểu quốc hội Khóa XIII và TS. Bùi Đức Hiển, Chuyên gia luật pháp môi trường.
Bình đẳng, Tôn trọng và yêu thương là điều mỗi cá nhân đương nhiên được hưởng, tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra, có một tỷ lệ khá lớn phụ nữ và trẻ em đang không được đảm bảo điều này. Để làm rõ hơn điều này, mời các bạn lắng nghe thông tin trích các kết quả của Nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 vừa được công bố. Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đã thực hiện thành công điều tra quốc gia lần thứ hai về bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra đa quốc gia về tình hình sức khỏe của phụ nữ và bạo lực gia đình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Khách mời của chương trình là bà Naomi Kitahara – Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam - UNFPA và bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và trẻ em vị thành niên (gọi tắt là CSAGA).
KHÔNG CÓ VĂN BẢN CHƯƠNG TRÌNH
Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật. Nhà nước pháp quyền là chế độ mà ở đó, mọi chủ thể như nhà nước, cơ quan nhà nước, công chức, viên chức, cá nhân hay mọi chủ thể khác đều phải chấp hành, thực hiện, tuân thủ pháp luật đã được ban hành.Trong quá trình đổi mới, Đảng ta khẳng định nhất quán đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội lần thứ 13, Đảng ta đã chỉ rõ ưu điểm, thành tựu, cũng như hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm…trong xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn phát triển tiếp theo với mục tiêu nhất quán: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.” Vậy so với trước đây, các vấn đề về xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong Dự thảo Văn kiện Đại hội 13 có những nội dung, điểm mới nào? Làm gì để xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu quả hơn? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Giáo sư, Tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017. Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải tiến hành thủ tục đăng ký cấp mã số xác nhận nuôi thủy sản chủ lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành (25/4/2019). Đây là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lí cũng như yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chứng minh tính pháp lý về nguồn gốc trong quá trình xuất khẩu theo thông lệ quốc tế. Nhất là trong bối cảnh Hiệp định đối tác thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đã và đang triển khai mạnh mẽ. "Đẩy mạnh thực hiện cấp mã số cơ sở vùng nuôi thủy sản chủ lực theo yêu cầu của Luật Thủy sản 2017" là nội dung chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 vị khách mời: Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục thủy sản và bà Quách Thị Thanh Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng.
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, từ chỗ không có nhà ở, không có hoặc thiếu đất sản xuất, du canh, du cư, di cư tự do, nay đã có nhà ở, có đất sản xuất, được sở hữu, làm chủ tư liệu sản xuất. Nhờ vậy hàng trăm ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống....Tuy vậy, tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vẫn là vấn đề chưa được giải quyết căn bản... Vậy cần làm gì để khắc phục những tồn tại này? Làm gì nâng cao hơn năng lực tiếp cận đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời: Bà Đinh Thị Phương Lan, Ủy viên thường trực Hội đồng dân tộc của Quốc Hội và ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA).
Hiện nay, làng nghề đang ngày càng tạo ra giá trị cả về kinh tế lẫn giá trị truyền thống cho các địa phương. Tuy nhiên, mặt trái là làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân làm nghề. Theo kết quả điều tra của Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay cả nước ta có hơn 1.400 làng nghề, riêng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh về kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề cũng đang ở mức báo động, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chính bản thân người sản xuất và những người dân chung quanh. Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Ô nhiễm làng nghề - Thực trạng và giải pháp” với vị khách mời tham gia chương trình Đối thoại hôm nay: TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; GS.TS Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được mua, 5 nghìn tỷ túi nilon được tiêu thụ mỗi năm. Với mức độ tiêu thụ và cách thức quản lý chất thải nhựa như hiện nay, dự báo sẽ có khoảng 12 tỷ tấn chất thải nhựa được chôn lấp và thải ra môi trường vào năm 2050. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Môi trường, mỗi tháng, một hộ gia đình Việt Nam thải ra môi trường 1 kg túi nilon. Số lượng túi ni lông nhiều đến mức các nhà khoa học đã gọi ô nhiễm môi trường do chất thải chất thải túi ni lông gây ra là “ô nhiễm trắng,” ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất, nước, đặc biệt là sức khỏe con người. Chính vì vậy đã đến lúc cần 1 cuộc cách mạng để loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Đây cũng chính là chủ đề của Chương trình Đối thoại ngày hôm nay với 2 vị khách mời của Chương trình là PGS.TS Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và bà Dương Hải Anh, Đại diện Công ty Lagom Việt Nam.