Cán bộ Đại hội XIII của Đảng: Cái gốc của mọi công việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (16/5/2020)

Từ thực tiễn cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Sự tốt hoặc kém của cán bộ thể hiện ở đức và tài, trong đó đức là “gốc”. Người dạy rằng, “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Trong suốt chặng đường 90 năm lãnh đạo đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ luôn được Đảng ta thực hành nghiêm túc và hiệu quả. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ khóa 12 này, và giai đoạn chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ 13 của Đảng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, củng cố lòng tin của nhân dân theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa sâu sắc và được thực hiện mạnh mẽ. Bàn luận về nội dung này, Khách mời là ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa 14 và ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng.

Cán bộ Đại hội XIII của Đảng: Cái gốc của mọi công việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (16/5/2020)

Cán bộ Đại hội XIII của Đảng: Cái gốc của mọi công việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (16/5/2020)

Từ thực tiễn cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Sự tốt hoặc kém của cán bộ thể hiện ở đức và tài, trong đó đức là “gốc”. Người dạy rằng, “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Trong suốt chặng đường 90 năm lãnh đạo đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ luôn được Đảng ta thực hành nghiêm túc và hiệu quả. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ khóa 12 này, và giai đoạn chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ 13 của Đảng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, củng cố lòng tin của nhân dân theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa sâu sắc và được thực hiện mạnh mẽ. Bàn luận về nội dung này, Khách mời là ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa 14 và ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng.

Nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao: Điều kiện cần trong bối cảnh kinh tế mới (9/5/2020)

Nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao: Điều kiện cần trong bối cảnh kinh tế mới (9/5/2020)

Nguồn nhân lực cho nền kinh tế trong bối cảnh mới hiện là nhu cầu cấp thiết. Nhu cầu này hiện rõ nhất trong khối doanh nghiệp ngành sản xuất, cần nhân lực chất lượng cao, tay nghề giỏi. Chương trình gợi mở những lý do cùng giải pháp, mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên liên quan, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Khách mời là ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và ông Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Đảm bảo an toàn khi dạy học trở lại: An toàn để đi học – Đi học phải an toàn (2/5/2020)

Đảm bảo an toàn khi dạy học trở lại: An toàn để đi học – Đi học phải an toàn (2/5/2020)

Sau quãng thời gian nghỉ học kéo dài do tác động của dịch COVID-19, nhiều trường học đã có thông báo đi học trở lại vào đầu tuần tới. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn tiềm ẩn những nguy cơ lây nhiễm, thì câu chuyện làm thế nào đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trở lại là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhất hiện nay. “Đảm bảo an toàn khi dạy học trở lại: An toàn để đi học – Đi học phải an toàn” là chủ đề bàn luận với khách mời là ông Lê Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT và bà Nguyễn Thị Minh Ngọc, Hiệu trưởng Trường THCS Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Gói an sinh xã hội 62.000 tỷ: Để không bị “lạc đường” (28/4/2020)

Gói an sinh xã hội 62.000 tỷ: Để không bị “lạc đường” (28/4/2020)

Đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu lao động nước ta đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động tự do, lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên. Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được Chính phủ ban hành ngày 9/4 có ý nghĩa vô cùng lớn trong bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội. Vậy nhưng điều mà các đối tượng được thụ hưởng chính sách an sinh xã hội trong Nghị quyết 42 mong mỏi nhiều nhất, đó là việc thực hiện phải đảm bảo kịp thời, công bằng, minh bạch, không bị trục lợi. Khách mời là Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và bà Nguyễn Thu Hương, quản lý cấp cao Chương trình quản trị của Tổ chức Oxfam Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.

Đợt giãn cách xã hội thứ 2: Những vấn đề đặt ra trong phòng chống Covid-19 (18/4/2020)

Đợt giãn cách xã hội thứ 2: Những vấn đề đặt ra trong phòng chống Covid-19 (18/4/2020)

Trong tuần này, Thủ tướng Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian giãn cách xã hội ở một số địa phương đến ngày 22/4, trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng chia các tỉnh, thành phố ra ba nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp. Tinh thần chung trong tuần giãn cách thứ ba vẫn là quyết liệt “chống dịch như chống giặc”, không được phép lơ là, mất cảnh giác. Tuy nhiên. trong tuần thứ ba thực hiện giãn cách xã hội này, có những vấn đề đặt ra trong phòng chống dịch, khiến mỗi người cùng kiên nhẫn đồng lòng vượt qua? Trong chương trình Đối thoại cuối tuần hôm nay, chúng tôi kết nối trực tiếp với Bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh để cùng trao đổi về câu chuyện này.

HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (11/4/2020)

HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (11/4/2020)

Liên tiếp thời gian gần đây thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020. Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ viết thư kêu gọi điền chủ nông dân tham gia HTX và trở thành ngày truyền thống HTX Việt Nam, 2 vị khách mời bàn luận về vấn đề này là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Cần hoàn thiện các quy định của Pháp luật về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (31/3/2020)

Cần hoàn thiện các quy định của Pháp luật về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (31/3/2020)

Thực tế thực thi pháp luật về đất đai ở nhiều địa phương cho thấy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế-xã hội, nhưng cũng rất phức tạp về mặt pháp lý và bộc lộ nhiều hạn chế, làm nảy sinh những tranh chấp, sai phạm trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những hạn chế đó là gì? Làm sao để giải quyết dứt điểm để tránh phát sinh tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật? Làm sao để không còn tình trạng tham nhũng trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Bàn luận vấn đề này, khách mời là GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.

Ngăn chặn những “chuyến tàu vét” trước Đại hội (28/3/2020)

Ngăn chặn những “chuyến tàu vét” trước Đại hội (28/3/2020)

Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đang được tiến hành. Đây là thời điểm rất nhạy cảm, chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, và cũng dễ xuất hiện những biểu hiện của “tư duy nhiệm kỳ”, “hoàng hôn nhiệm kỳ” thực hiện những “chuyến tàu vét” bằng cách “ký đại” dự án, bổ nhiệm ồ ạt. Đó chính là biểu hiện của chạy chức, chạy quyền, của thực trạng tham nhũng cán bộ vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của một số cán bộ lãnh đạo. Thực trạng này sẽ gây ra những hệ lụy như thế nào? Làm sao để ngăn chặn không cho nó xảy ra? Khách mời là ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa 13 cùng bàn luận vấn đề này.