Giá đất và Định giá đất – Nút thắt trong bồi thường giải phóng mặt bằng (4/7/2020)

Giá đất và Định giá đất – Nút thắt trong bồi thường giải phóng mặt bằng (4/7/2020)

Hiện nay, bất cập trong khung pháp luật quy định về định giá đất khiến giá đất đai không phù hợp với giá thị trường đang gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Tại nhiều địa phương xảy ra tình trạng bảng giá đất thấp, nguyên nhân chủ yếu là do khung giá đất thấp. Vậy phải xác định giá đất như thế nào để cân bằng lợi ích Người dân-Nhà nước-Nhà đầu tư? Bàn về nội dung này, khách mời là PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu quốc hội khóa XIV, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân và Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em: Những góc khuất và giải pháp phòng ngừa (27/6/2020)

Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại trong gần 5 năm qua là con số được nêu trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, con số này chỉ mang tính tương đối, là phần nổi của tảng băng chìm. Đáng chú ý, trong số hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại có bao nhiêu trường hợp bị xâm hại, bạo hành về tinh thần lại không được thống kê và có thể khẳng định khó có thể đưa ra được những con số thống kê rõ ràng. Nếu như xâm hại về thể xác gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng đến trẻ em thì xâm hại về tinh thần cũng để lại những hậu quả nặng nề không kém, thậm chí dai dẳng, theo suốt cả cuộc đời các em, để lại những di chứng tâm lý, lệch lạc hành vi. Trong khi việc nhận thức, phát hiện hành vi xâm hại tinh thần trong nhiều trường hợp không dễ dàng. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em, những góc khuất và giải pháp phòng ngừa”, với các vị khách mời tham gia là Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người.

Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em: Những góc khuất và giải pháp phòng ngừa (27/6/2020)

Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em: Những góc khuất và giải pháp phòng ngừa (27/6/2020)

Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại trong gần 5 năm qua là con số được nêu trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, con số này chỉ mang tính tương đối, là phần nổi của tảng băng chìm. Đáng chú ý, trong số hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại có bao nhiêu trường hợp bị xâm hại, bạo hành về tinh thần lại không được thống kê và có thể khẳng định khó có thể đưa ra được những con số thống kê rõ ràng. Nếu như xâm hại về thể xác gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng đến trẻ em thì xâm hại về tinh thần cũng để lại những hậu quả nặng nề không kém, thậm chí dai dẳng, theo suốt cả cuộc đời các em, để lại những di chứng tâm lý, lệch lạc hành vi. Trong khi việc nhận thức, phát hiện hành vi xâm hại tinh thần trong nhiều trường hợp không dễ dàng. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em, những góc khuất và giải pháp phòng ngừa”, với các vị khách mời tham gia là Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người.

Giải pháp nào đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện theo yêu cầu của Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ? (21/6/2020)

Giải pháp nào đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện theo yêu cầu của Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ? (21/6/2020)

Ngày 07/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 -2025, trong đó yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện việc tiết kiệm điện. Xác định tầm quan trọng của điện năng trong phát triển kinh tế và đời sống, Diễn đàn chủ nhật bàn về chủ đề: Giải pháp nào đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện theo yêu cầu của Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện? Với sự tham gia của khách mời là Ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương; và Chuyên gia về năng lượng Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh; Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

Điều tiết nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt mùa nắng nóng tại các tỉnh Trung Bộ (20/6/2020)

Điều tiết nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt mùa nắng nóng tại các tỉnh Trung Bộ (20/6/2020)

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, thời gian tới, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt từ 20-60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc, hạn hán có thể còn kéo dài đến hết tháng 8 năm 2020, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trên diện rộng, ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân tại khu vực duyên hải miền Trung, nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ. Giải pháp nào để điều tiết, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại các tỉnh Trung Bộ trong mùa nắng hạn 2020? Giáo sư Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội thủy lợi Việt Nam và ông Lương Văn Anh, phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng bàn về vấn đề này.

Quản lý đất đai sau cổ phần hóa: Tránh làm thất thu ngân sách (16/6/2020)

Quản lý đất đai sau cổ phần hóa: Tránh làm thất thu ngân sách (16/6/2020)

Thời gian qua, do quy định pháp luật chưa sát thực tế, còn nhiều kẽ hở nên quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bị một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng gây thất thoát lớn tài sản nhà nước, nhất là về đất đai. Thực tế đó diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân và giải pháp nào để vừa đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hóa vừa tránh thất thoát lãng phí đất đai? Trong Chương trình đối thoại hôm nay chúng ta cùng hai vị khách mời là Tiến sỹ- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Phó Giáo sư, tiến sỹ Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cùng bàn luận làm rõ những vấn đề này.

Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững (6/6/2020)

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia trên thế giới, có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ (chưa kể đến một số đảo), với tổng chiều dài bờ biển hơn 3.260 km. Bờ biển lại mở ra cả ba hướng: Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế qua đại dương. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì đẩy mạnh nghiên cứu khoa học – công nghệ để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế tài nguyên từ biển, đang là xu thế tất yếu, khách quan cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Để biển mang lại giá trị và lợi ích thiết thực cho cuộc sống và người dân có thể làm giàu từ biển, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển nước ta đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Ban chấp hành trung ương ban hành tại Nghị quyết số 36, tháng 10/2018 và đang được các ban ngành và địa phương cả nước tổ chức thực hiện. Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững là nội dung của chương trình Đối thoại cuối tuần với khách mời là ông Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN; Ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường.

Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững (6/6/2020)

Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững (6/6/2020)

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia trên thế giới, có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ (chưa kể đến một số đảo), với tổng chiều dài bờ biển hơn 3.260 km. Bờ biển lại mở ra cả ba hướng: Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế qua đại dương. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì đẩy mạnh nghiên cứu khoa học – công nghệ để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế tài nguyên từ biển, đang là xu thế tất yếu, khách quan cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Để biển mang lại giá trị và lợi ích thiết thực cho cuộc sống và người dân có thể làm giàu từ biển, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển nước ta đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Ban chấp hành trung ương ban hành tại Nghị quyết số 36, tháng 10/2018 và đang được các ban ngành và địa phương cả nước tổ chức thực hiện. Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững là nội dung của chương trình Đối thoại cuối tuần với khách mời là ông Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN; Ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường.

Kích cầu du lịch nội địa - phục hồi tăng trưởng (30/5/2020)

Kích cầu du lịch nội địa - phục hồi tăng trưởng (30/5/2020)

Du lịch là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất do đại dịch Covid-19. Để phục hồi sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, các cá nhân - doanh nhân và cơ quan chủ quản hoạt động này đã, đang có nhiều giải pháp, trong đó, kỳ vọng thu hút khách du lịch nội địa. Hành trình này có thể gặp những khó khăn-thuận lợi gì, cần sự phối hợp - hỗ trợ như thế nào từ cấp trung ương, các ban - ngành liên quan và cả người dân. Bàn về vấn đề này, khách mời là ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và bà Trần Nguyện – Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Sun Group.