VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
Hiện, cả nước có trên 40 quỹ tài chính ngoài ngân sách và nhiều quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập ở các bộ ngành, địa phương. Các quỹ này góp phần huy động thêm các nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và phát triển đa dạng hóa các hoạt động tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, thậm chí xảy ra sai phạm, lãng phí, thất thoát. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này và cần có những giải pháp gì để khắc phục? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngoài ngân sách: Vai trò của Kiểm toán Nhà nước” với sự tham gia của 2 vị khách mời: Ông Vũ Văn Họa - Phó Tổng kiểm toán Nhà nước và Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh.
Tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tội phạm mua bán người không chỉ gây tổn thất nặng nề đối với nạn nhân và gia đình mà còn tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội, nhất là đối với an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Năm 2020, Liên hợp quốc còn xác định chủ đề “Cam kết giải quyết vấn đề tận gốc, cùng tuyến đầu xóa bỏ mua bán người” như một yêu cầu với các quốc gia nhằm kiên quyết đấu tranh xóa bỏ loại tội phạm nguy hiểm này. Vậy công tác đấu tranh phòng chống mua bán người đang được Việt Nam kiên quyết thực hiện như thế nào, và đâu là những giải pháp trọng tâm để có thể giải quyết tận gốc loại tội phạm này. Đây là những vấn đề sẽ được trao đổi trong chương trình Đối thoại hôm nay
Năm 2020, Việt Nam cũng như toàn cầu phải đối diện với những thách thức lớn chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra. Trong bối cảnh bộn bề khó khăn, Việt Nam cùng lúc đảm nhận “nhiệm vụ kép” là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Biến thách thức thành cơ hội, Việt Nam đã chủ động, linh hoạt và sáng tạo, kết hợp nhiệm vụ ứng phó dịch bệnh với các mục tiêu dài hạn về đối ngoại đã đặt ra. Năm 2020 cũng đánh dấu nhiều dấu mốc đối ngoại quan trọng, như 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 43 năm Việt Nam tham gia Liên hợp quốc, 70 năm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hay 25 năm bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ... Nhìn lại năm qua, rất nhiều bạn bè và đối tác đã nhận xét rằng, đối ngoại Việt Nam đã thực sự “vươn tầm và tỏa sáng!”. Và đây cũng chính là chủ đề của chương trình “Đối thoại” ngày hôm nay.
Khách mời: Tiến sĩ Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông-Giáo dục, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội.
Phương châm thi đua yêu nước theo Hồ Chủ tịch đó là: “Thi đua không phải là ganh đua, giấu nghề” mà là “Người trước hiểu biết, dẫn dắt người đi sau”, “Thi đua có nghĩa là mọi người phát triển tài năng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, để cùng nhau tiến bộ”. Cho tới nay, quan điểm "Thi đua không phải là ganh đua" vẫn còn nguyên tính thời sự. Vậy làm thế nào để thi đua là phát huy sáng kiến, cùng nhau tiến bộ, để thu đua không phải ganh đua? Đây là chủ đề của chương trình Đối thoại hôm nay.
Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) của Đảng đã khẳng định: phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Vâng, nói đến kinh tế tri thức là nói đến việc sử dụng có hiệu quả nhất tri thức mới của thời đại để phát triển nhanh đất nước; điều này tiếp tục khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của đội ngũ trí thức. Nếu không có một đội ngũ trí thức đông và mạnh, đủ năng lực nắm bắt, vận dụng tri thức mới của thời đại đang bùng nổ và từ đó sáng tạo tri thức mới, thì sẽ rất khó để chúng ta hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Cần làm gì để tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức đóng góp nhiều hơn nữa, nhất là trong bối cảnh Việt Nam bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4?. Đây cũng sẽ là những nội dung được đi sâu phân tích và thảo luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ tháng 7/2021, ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM sẽ xây dựng chính quyền đô thị. Mô hình chính quyền đô thị ở cả ba thành phố có điểm chung là tinh gọn bộ máy, không tổ chức Hội đồng nhân dân một số cấp nhằm mục đích tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm của đô thị. Tuy nhiên có điểm khác đó là Hà Nội chỉ bỏ HĐND phường (các phường thuộc khu vực đô thị quận, thị xã); còn Đà Nẵng và TP HCM bỏ cả HĐND ở phường và quận. Việc xây dựng chính quyền đô thị nhằm tinh gọn bộ máy và giải quyết nhanh chóng các vấn đề của người dân, và được kỳ vọng sẽ tạo ra sức bật phát triển mới cho các thành phố này. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời: TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và TS Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ.
Trong nền kinh tế thị trường, hình thành xây dựng mối liên kết bền chặt giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp là con đường tất yếu, vừa là giải pháp vừa là động lực để chúng ta phát triển nông nghiệp hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Dẫn:Trong thời gian qua, với chủ trương, chính sách nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế tập thể, các mô hình HTX kiểu mới ngày càng hoạt động có hiệu quả, là bà đỡ cho sản xuất nông nghiệp, là sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đứng trước những thách thức của nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng yêu cầu mối liên kết này phải được đẩy mạnh hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa, bền vững hơn nữa mới mang lại giá trị hàng hóa cao cho người nông dân, doanh nghiệp. Đây là nội dung Chương trình Đối thoại hôm nay.
Để tri ân những đóng góp của người có công với cách mạng, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho nạn nhân da cam/dioxin/. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã chung tay để cùng hỗ trợ giúp những gia đình nạn nhân da cam/dioxin vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Ngoài chính sách chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần, thì thực tế, nạn nhân chất độc da cam nói chung rất cần đến chính sách hỗ trợ về y tế như chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng nâng cao chất lượng cuộc sống để xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cuộc sống xã hội.
Để tri ân những đóng góp của người có công với cách mạng, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho nạn nhân da cam/dioxin/. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã chung tay để cùng hỗ trợ giúp những gia đình nạn nhân da cam/dioxin vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Ngoài chính sách chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần, thì thực tế, nạn nhân chất độc da cam nói chung rất cần đến chính sách hỗ trợ về y tế như chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng nâng cao chất lượng cuộc sống để xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cuộc sống xã hội. Đâylà chủ đề chúng tôi bàn luận cùng vị khách mời là TS, BS Trần Ngọc Nghị, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và ông Đặng Nam Điền, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam.