“XUẤT QUỶ NHẬP THẦN, XẢ THÂN VÌ NƯỚC!”

“XUẤT QUỶ NHẬP THẦN, XẢ THÂN VÌ NƯỚC!”

VOV1 - Biệt động Sài Gòn là một trong những lực lượng đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Với tinh thần dũng cảm, lối đánh táo bạo, thông minh cùng sự hy sinh to lớn, họ đã đóng góp xứng đáng trong ngày vui đại thắng của dân tộc 30/04/1975.

Gạo Việt trong hành trình định vị thương hiệu toàn cầu ( 28/7/2024)

Những năm qua, ngành lúa gạo đang ngày càng khẳng định vị thế là ngành chủ lực của nền nông nghiệp nước ta. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam hiện trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng lúa gạo toàn cầu. Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất, đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh. Để nông nghiệp hội nhập, Việt Nam cần có những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, ít phát thải và bền vững. Trong đó, nông nghiệp carbon thấp là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26 và COP 28 là "đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050". Đây cũng chính là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp nhằm tái cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo trong giai đoạn hội nhập với thế giới, khi mà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính là một xu thế tất yếu. Chương trình Thanh âm ký sự “GẠO VIỆT TRONG HÀNH TRÌNH ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU” đề cập những thách thức và việc hóa giải những thách thức trong định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Gạo Việt trong hành trình định vị thương hiệu toàn cầu  ( 28/7/2024)

Gạo Việt trong hành trình định vị thương hiệu toàn cầu ( 28/7/2024)

Những năm qua, ngành lúa gạo đang ngày càng khẳng định vị thế là ngành chủ lực của nền nông nghiệp nước ta. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam hiện trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng lúa gạo toàn cầu. Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất, đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh. Để nông nghiệp hội nhập, Việt Nam cần có những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, ít phát thải và bền vững. Trong đó, nông nghiệp carbon thấp là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26 và COP 28 là "đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050". Đây cũng chính là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp nhằm tái cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo trong giai đoạn hội nhập với thế giới, khi mà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính là một xu thế tất yếu. Chương trình Thanh âm ký sự “GẠO VIỆT TRONG HÀNH TRÌNH ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU” đề cập những thách thức và việc hóa giải những thách thức trong định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên bản đồ thế giới.

DỌC DÀI LÚA TRỔ - THEO DÒNG XÀ NO ( 30/6/2024)

DỌC DÀI LÚA TRỔ - THEO DÒNG XÀ NO ( 30/6/2024)

Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa của sông mẹ Mê Công mà đoạn cuối qua Việt Nam, chúng ta gọi là sông Cửu Long. Quá trình khẩn hoang của nhiều thế hệ người Việt đã biến một vùng đất hoang dã, sình lầy trở thành một vựa lúa tầm cỡ thế giới, một miền quê trù phú, ấm áp nghĩa tình. Để giờ đây cư dân Miền Tây đầy tự hào về "Quê em chín nhánh Cửu Long/ Hương cau, lúa trổ ngọt ngào phù sa"> Những công trình thủy lợi tiêu úng, xả phèn, luân chuyển nước ngọt của người Việt đã góp phần quyết định để khẩn hoang, khai phá đất mới thành nơi định cư và canh tác lúa gạo. Đến khi người Pháp đào kênh Xà No ở miền Hậu Giang, hoạt động nông nghiệp, buôn bán lúa gạo bằng đường thủy thêm phần thuận lợi và sôi động. Quả cũng không quá khi gọi kênh Xà No là "con đường lúa gạo" bởi nó đã tạo bước ngoặt với sự phát triển ngành lúa gạo và giao thương ở khu vực này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe Chương trình Thanh âm ký sự số tháng 6/2024 này với chủ đề " Dọc dài lúa trổ - theo dòng Xà No" để biết thêm về câu chuyện này:

Chuyện ở miền Ban Trắng (06/5/2024)

Chuyện ở miền Ban Trắng (06/5/2024)

Hào khí chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ « lừng lẫy năm châu – chấn động địa cầu » vẫn mãi âm vang đến hôm nay và mai sau. Với những người từng góp phần làm nên chiến thắng ấy thì đó không chỉ lòng tự hào mà còn là sự nhắc nhớ về những người đồng chí, đồng đội đã hy sinh để họ có cơ hội được sống và chứng kiến sự đổi thay của Điện Biên, của Đất nước hôm nay. Còn với những người từng đi qua cuộc chiến, những thế hệ người Việt Nam và Pháp nhìn lại bài học của lịch sử, cùng bước qua quá khứ và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Điện Biên Phủ - từ nơi đối đầu ác liệt trong chiến tranh giờ trở thành điểm hẹn của hòa bình – hợp tác và phát triển. Lịch sử đã dạy cho chúng ta những bài học vô giá và đắt giá để có được độc lập, tự do, hòa bình và sự hòa giải, hợp tác. Thanh âm ký sự « Chuyện ở miền Ban Trắng » sẽ ít nhiều nói lên điều đó. Đây là chương trình đặc biệt của Đài TNVN kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Còn thương hai tiếng "đờn ca" (28/4/2024)

Còn thương hai tiếng "đờn ca" (28/4/2024)

Đờn ca tài tử đã hòa vào nhịp sống người dân Nam Bộ. Quá trình định hình và phát triển hàng trăm năm ấy, đờn ca tài tử đã trở thành một phần “hồn cốt” của văn hóa Việt Nam, gắn liền với tiến trình phát triển của vùng đất Nam Bộ. Đờn ca tài tử như một gạch nối giữa nghệ thuật truyền thống từ xưa với hôm nay. Sự giao thoa văn hóa ở vùng đất phương Nam luôn rộng mở, đón những cái mới mẻ. Trải qua thăng trầm thời cuộc, câu ca - tiếng đờn vẫn ngân vang, làm nên tình đất, tình người Nam Bộ. Hò, xự, xang, xê, cống - năm cung điệu của đờn ca tài tử cho chúng ta cảm nhận sự mộc mạc, chân chất, thênh thang như chính cốt cách khoáng đạt, giàu nhân nghĩa của người dân Nam Bộ.

Còn câu quan họ - còn tình vấn vương (31/3/2024)

Còn câu quan họ - còn tình vấn vương (31/3/2024)

Về Kinh Bắc, uống một chén trà, ăn một miếng trầu têm cánh phượng… nghe chơi quan họ… chúng ta lắng lòng và đắm chìm trong không gian văn hóa của người Kinh Bắc. Trấn Kinh Bắc xưa, nay là Bắc Giang và Bắc Ninh được ngăn chia bởi dòng sông Cầu (xưa là sông Như Nguyệt), trong đó bờ Nam thuộc Bắc Ninh, còn bên này bờ Bắc là Bắc Giang. Con sông Cầu làng bao xanh – dòng sông ấy gắn liền với những làn điệu dân ca quan họ êm ả, mượt mà, gắn liền với những làng quan họ cổ “có lề lối”, với “khuôn vàng thước ngọc”. Người dân đôi dòng sông Cầu xưa nay, đã chơi quan họ thì phải "tinh mới tường", phải chơi có lề có lối, thanh cao và phải chơi bằng cả trái tim. Chơi cho “chỉ nổi kim chìm”, cho “lở đất long trời” mới xứng là trai gái Kinh Bắc.

Xin chào! Tôi là AI (25/02/202)

Là tâm điểm của giới công nghệ toàn cầu và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư phát triển -Trí tuệ nhân tạo ngày càng chứng minh là một xu hướng không thể đảo ngược , với nhiều lợi ích to lớn, không thể phủ nhận với sự phát triển của xã hội loài người trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Trí tuệ nhân tạo xuất hiện không đột ngột nhưng đã tạo ra một “cơn bão” thay đổi đời sống con người, là công nghệ cốt lõi thúc đẩy tăng tốc kinh tế. Nhưng…Trí tuệ nhân tạo cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về những rủi ro có thể tạo ra liên quan đến an toàn, an ninh quốc gia, sự ổn định của các xã hội, vấn đề đạo đức và cả sự an toàn của nhân loại. Lo lắng không phải là không có cơ sở. Lưỡng lự và bất an về chính thành tựu do con người tạo ra. “Xin chào! Tôi là AI” là chủ đề của chương trình Thanh âm ký sự, số tháng 2/2024 đề cập một vấn đề thời sự của xã hội đương đại: sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ con người, phục vụ sự phát triển của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chương trình do nhóm phóng viên Thu Trang, Bích Thuận (Thường trú tại Trung Quốc), Phạm Huân (Thường trú tại Mỹ), Hải Đăng (Thường trú tại CH Séc) phối hợp thực hiện. Chịu trách nhiệm nội dung và thể hiện lời bình: Nguyễn Vũ Duy.

Xin chào! Tôi là AI (25/02/202)

Xin chào! Tôi là AI (25/02/202)

Là tâm điểm của giới công nghệ toàn cầu và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư phát triển -Trí tuệ nhân tạo ngày càng chứng minh là một xu hướng không thể đảo ngược , với nhiều lợi ích to lớn, không thể phủ nhận với sự phát triển của xã hội loài người trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Trí tuệ nhân tạo xuất hiện không đột ngột nhưng đã tạo ra một “cơn bão” thay đổi đời sống con người, là công nghệ cốt lõi thúc đẩy tăng tốc kinh tế. Nhưng…Trí tuệ nhân tạo cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về những rủi ro có thể tạo ra liên quan đến an toàn, an ninh quốc gia, sự ổn định của các xã hội, vấn đề đạo đức và cả sự an toàn của nhân loại. Lo lắng không phải là không có cơ sở. Lưỡng lự và bất an về chính thành tựu do con người tạo ra. “Xin chào! Tôi là AI” là chủ đề của chương trình Thanh âm ký sự, số tháng 2/2024 đề cập một vấn đề thời sự của xã hội đương đại: sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ con người, phục vụ sự phát triển của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chương trình do nhóm phóng viên Thu Trang, Bích Thuận (Thường trú tại Trung Quốc), Phạm Huân (Thường trú tại Mỹ), Hải Đăng (Thường trú tại CH Séc) phối hợp thực hiện. Chịu trách nhiệm nội dung và thể hiện lời bình: Nguyễn Vũ Duy.

Ngây ngất điệu Chầu Văn (28/1/2024)

Ngây ngất điệu Chầu Văn (28/1/2024)

Hát Chầu văn là loại hình nghệ thuật diễn xướng truyền thống đặc sắc của dân tộc gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Trải qua hàng trăm năm với bao biến cố, thăng trầm, có những lúc tưởng chừng đã mai một nhưng hiện nay nghệ thuật hát văn, Chầu văn với những giá trị đặc sắc riêng có đã được khôi phục, bảo tồn và phát triển.

Hương Phở (31/12/2023)

Hương Phở (31/12/2023)

Phở - đã chạm vào sâu thẳm tâm hồn, trong cái xúc động khôn nguôi, kích thích mọi giác quan, nó khiến trái tim nhà văn Vũ Bằng nhảy múa, reo ca đến thế. Phở - ấy là một bức tranh đầy sắc màu, ở đó chứa đựng chiều dài văn hóa - là sự gắn bó cội nguồn, là sự ấm áp, khiêm tốn và tinh tế của người Việt Nam. Ngày nay, Phở đã theo người Việt đặt chân trên khắp thế giới, trở thành một biểu tượng của ẩm thực Việt Nam. Phở ở đây- Phở ở kia – Quý vị và các bạn hãy bắt đầu một ngày mới với “Phở” và cùng cảm nhận “ Hương Phở” trong chương trình Thanh âm ký sự hôm nay.

Phải lòng phố hội (26/11/2023)

Phải lòng phố hội (26/11/2023)

Hội An – nơi mà dường như dòng chảy vô tình của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi cái không khí cổ xưa. Những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng, những bức hoành phi được chạm khắc tinh xảo, tất cả như đưa ta về với một thế giới của vài trăm năm trước. Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 và trong vùng đất một cảng thị Hội An đã hình thành từ khá sớm qua các bằng chứng khảo cổ và đặc biệt hưng thịnh ở thế kỷ thứ XVI,XVII. Trải qua 400-500 năm, mặc cho những thăng trầm của lịch sử, đối mặt với sự khắc nghiệt nắng gió và bão lũ, tiếp nhận văn hóa bốn phương nhưng Hội An vẫn là Hội An với những nét riêng có không lẫn vào đâu. Điều gì Một Hội An cuốn hút vừa xưa cũ, vừa tiếp thu những cái mới của đời sống hiện đại luôn hấp dẫn chúng ta.

Âm sắc Thu Hà Nội (29/10/2023)

Âm sắc Thu Hà Nội (29/10/2023)

Có một vẻ đẹp đằm sâu, khó lột tả nhất trong bức tranh đời sống của Hà Nội, đó chính là âm sắc mùa thu… Có những âm thanh một thời vô cùng thân thiết với người dân Hà Nội, giờ đã trở thành hoài niệm. Và còn biết bao những âm thanh thân thuộc trong nhịp sống hàng ngày, đôi khi chúng ta chỉ cảm nhận được từ đáy sâu tâm hồn. Đó là âm thanh cuộc sống, là sự buồn, vui, là khát vọng…