VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
Thưa quý vị và các bạn! Cứ mỗi phút có 1 triệu chai nước uống bằng nhựa được bán ra trên khắp thế giới và có tới 5 nghìn tỷ túi nhựa sử dụng một lần được sử dụng trên toàn thế giới mỗi năm. Nhưng một nửa tổng số nhựa được thiết kế để sử dụng một lần và sau đó vứt đi. Rác thải nhựa bóp nghẹt dòng chảy của các dòng sông, phá hủy hoặc làm suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là các vùng biển. Trước tình trạng ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt, ngày 20/08 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 33 nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường. Vậy rác thải nhựa gây nguy hại môi trường và cho sức khỏe cộng đồng như thế nào? Cần phải làm gì để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa? Chương trình Đối thoại hôm nay chúng tôi sẽ cùng bàn nội dung này với 2 vị khách mời là ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bà Dương Hải Anh, Đại diện Công ty Lagom Việt Nam.
CHƯA CÓ VĂN BẢN
Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hơn 40.000 trẻ bị các thể dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, bệnh lý tan máu bẩm sinh và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. Trong số này, bệnh lý tan máu bẩm sinh đang ngày càng gia tăng bởi nước ta có đến 13 triệu người mang gen bệnh. Những cặp vợ chồng mang gen bệnh kết hôn sinh con có 25% số trẻ nguy cơ mắc bệnh lý này, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và tuổi thọ của người mắc bệnh. Điều đáng mừng là hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, sàng lọc trước sinh đang được coi là 'chìa khóa vàng' giúp loại bỏ bệnh lý di truyền và các dị tật thai nhi, giúp các cặp vợ chồng có được những đứa con khỏe mạnh, thông minh.- Để tìm hiểu chặng đường nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, góp phần giúp giống nòi Việt Nam khỏe mạnh, mời quý vị nghe bàn luận với khách mời là GS.TS.BS Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học Phân tử, Khoa Kỹ thuật Y học, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-protein, Trường đại học Y Hà Nội và BS Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện.
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Qua hơn 6 năm thi hành, đến nay Luật đất đai đã bộc lộ những tồn tại, bất cập. Cụ thể như nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác và phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp... Khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.Những khó khăn này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật đất đai 2013. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là việc sửa đổi cần theo hướng nào để đảm bảo nguồn lực về đất đai được sử dụng hiệu quả, quản lý nhà nước không tạo cơ hội cho tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng phát sinh.Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Sửa đổi Luật đất đai 2013: Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn”. Chương trình có sự tham gia các vị khách mời là PGS, TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội và Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hòa trong không khí cả nước phấn đấu thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, ngày 28 tới đây, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động lần thứ 10. Đây là sự kiện chính trị, là ngày hội lớn của toàn thể đoàn viên, công nhân viên chức lao động cả nước - là nơi hội tụ, biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, những nhân tố tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào thi đua, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây cũng là những hạt nhân lan tỏa, khơi gợi tình yêu đam mê nghề nghiệp, hăng say lao động chung tay xây dựng tổ quốc tươi đẹp hơn. Cùng khách mời là Ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bà Phan Thị Thu Hằng, Chủ tịch Liên đoàn lao động quận Long Biên, Liên đoàn lao động TP Hà Nội sẽ trao đổi kỹ hơn về nội dung này với chủ để Công nhân viên chức lao động xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội.
Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hơn 40.000 trẻ bị các thể dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, bệnh lý tan máu bẩm sinh và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. Trong số này, bệnh lý tan máu bẩm sinh đang ngày càng gia tăng bởi nước ta có đến 13 triệu người mang gen bệnh. Những cặp vợ chồng mang gen bệnh kết hôn sinh con có 25% số trẻ nguy cơ mắc bệnh lý này, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và tuổi thọ của người mắc bệnh. Để tìm hiểu chặng đường nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, góp phần giúp giống nòi Việt Nam khỏe mạnh, cùng các vị khách mời là PGS.TS.BS Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học Phân tử, Khoa Kỹ thuật Y học, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-protein, Trường đại học Y Hà Nội và BS Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện sẽ bàn về nội dung này.
Những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển nhanh về số lượng và sản lượng, góp phần đáng kể vào nền kinh tế chung của đất nước, tạo việc làm cho người lao động, và cải thiện đời sống ngư dân. Tuy nhiên thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những cụm từ như “ báo động cạn kiệt”, “nguy cơ tận diệt” hay “suy giảm nghiêm trọng” đang được sử dụng rất nhiều để nói về thực trạng nguồn lợi thủy sản hiện nay. Làm gì để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Luật thủy sản 2017, để khai thác tiềm năng của biển một cách hiệu quả và bền vững? Bàn luận vấn đề này với khách mời là TS. Trần Văn Vinh, Phó chi cục trưởng Chi cục thủy sản Bình Định và bà Thân Thị Hiền, phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng.
Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi sướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu vào tuần thứ 03 của tháng 9 hằng năm. Từ đó đến nay, Chiến dịch trở thành một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người tại hơn 130 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chiến dịch là dịp để tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và toàn thể cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý, tái chế rác thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy. Cùng khách mời là ông Vũ Minh Lý-Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.
Đến thời điểm này, hầu hết các trường ĐH-CĐ đã điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cũng như trang thông tin điện tử của các trường theo quy định của Bộ GD&ĐT. Dự kiến, các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển đợt 1 ngày 27/9. Sau đó, nếu còn chỉ tiêu, các trường sẽ xét tuyển bổ sung. Việc chọn ngành, chọn trường mang tính bước ngoặt đối với mỗi thí sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nhưng làm sao để có thể lựa chọn đúng ngành, đúng nghề mà mình yêu thích, hơn hết là dung hòa được giữa 2 yếu tố: nhu cầu xã hội và sở thích cá nhân? Khách mời là PGS TS Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Trưởng Khoa Công trình, trường ĐH Thủy lợi và TS Nguyễn Đình Trinh, Phó Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên, trường ĐH Thủy lợi sẽ cùng trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.
MV ca nhạc “Vững tin Việt Nam” do Phạm Minh Thành sáng tác và thể hiện cùng ca sỹ Hà Lê. MV này phát hành rộng rãi trên các nền tảng âm nhạc Việt Nam và quốc tế như một thông điệp muốn nhắn gửi đến cộng đồng, khi giữ vững lòng tin, chúng ta sẽ vượt qua mọi gian khó trước mát, và chiến thắng dịch bệnh.- Đây cũng là một trong những sản phẩm trong chuỗi chương trình Niềm tin chiến thắng mà Bộ Y tế phát động trong thời gian vừa qua với mong muốn chiến dịch sẽ tạo động lực để mọi người cống hiến, chia sẻ và lan tỏa yêu thương đến mọi tầng lớp nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid- 19. Và trong tháng qua, chiến dịch đã lan tỏa vào cộng đồng với những hoạt động thiết thực. Cùng gặp gỡ với các vị khách mời: Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua và Khen thưởng, Bộ Y tế; Ths Bùi Việt Hưng, Tổ chức Save The Children, đơn vị đồng hành cùng chiến dịch Niềm tin chiến thắng; Nghệ sỹ Hà Lê, người đồng thể hiện ca khúc Vững tin Việt Nam, để cùng hiểu thêm về hoạt động ý nghĩa này.