Để không còn những cán bộ, công chức né tránh, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ (09/9/2023)

Để không còn những cán bộ, công chức né tránh, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ (09/9/2023)

Một con số được nêu ra trong Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ được UBND TP.HCM gửi Thanh tra Chính phủ ngày 31/8 vừa qua khiến dư luận rất quan tâm. Đó là đã phát hiện 668 cán bộ, công chức né tránh, thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Liệu rằng thực trạng này có diễn ra ở các địa phương khác hay không và cần có những giải pháp gì để khắc phục hiệu quả, để không còn những cán bộ né tránh, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đây là những vấn đề đang được người dân quan tâm và cũng là nội dung được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 vị khách mời: PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Mai Bộ, nguyên Uỷ viên Thường trực Uỷ ban quốc phòng và An ninh Quốc hội

Bảo tồn các vùng đất ngập nước – Ý thức từ cộng đồng (06/05/2023)

Bảo tồn các vùng đất ngập nước – Ý thức từ cộng đồng (06/05/2023)

Khu vực đất ngập nước ở Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, hiện các vùng đất ngập nước đang ngày càng bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vậy làm thế nào để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay

Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia thành công (26/08)

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, phục vụ lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai đề án có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Những lợi ích thiết thực của việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã phần nào được thể hiện trong cuộc sống. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Các bộ, ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai còn gặp khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ. Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đạt thành công là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban 4 thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia thành công (26/08)

Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia thành công (26/08)

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, phục vụ lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai đề án có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Những lợi ích thiết thực của việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã phần nào được thể hiện trong cuộc sống. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Các bộ, ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai còn gặp khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ. Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đạt thành công là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban 4 thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam? (19/8/2023)

Trí thức Việt Nam- đội ngũ lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức. Thời gian qua, cùng với nhiệm vụ chuyên môn, thì hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được xác định là một trong những trách nhiệm quan trọng của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Tuy vậy, ở giai đoạn mới, khi đất nước đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thì hoạt động này cần tiếp tục được nâng cao- đúng như tinh thần của Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định là “Phải thật sự tôn trọng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện của chuyên gia, đội ngũ trí thức”. Vậy làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đổi ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam?- Đây là nội dung được đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay.

Làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam? (19/8/2023)

Làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam? (19/8/2023)

Trí thức Việt Nam- đội ngũ lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức. Thời gian qua, cùng với nhiệm vụ chuyên môn, thì hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được xác định là một trong những trách nhiệm quan trọng của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Tuy vậy, ở giai đoạn mới, khi đất nước đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thì hoạt động này cần tiếp tục được nâng cao- đúng như tinh thần của Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định là “Phải thật sự tôn trọng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện của chuyên gia, đội ngũ trí thức”. Vậy làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đổi ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam?- Đây là nội dung được đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay.

Giải pháp nào để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa? (12/8)

Giải pháp nào để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa? (12/8)

Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của nước ta, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động, đóng góp gần 50% Tổng sản phẩn quốc nội (GDP), 31% tổng thu ngân sách Nhà nước... Với vai trò và tiềm năng phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng hiện khu vực doanh nghiệp này vẫn gặp một số hạn chế cố hữu, đặc biệt tiếp cận vốn vay là một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy giải pháp nào để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa? Nội dung này được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong.

Chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản: Hiện thực hóa nhiều ước mơ! (29/7/2023)

Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm có đến 41.000 trẻ tại Việt Nam bị dị tật bẩm sinh như Down, Patau hay Edwards... Song song đó, các bệnh lặn đơn gen như rối loạn chuyển hóa đường galactose; phenylketon niệu; thiếu hụt men G6PD; tan máu bẩm sinh Thalassemia cũng khá phổ biến ở trẻ. Các bệnh lý di truyền nói trên là rất nguy hiểm, gây nhiều nỗi đau về tinh thần và gánh nặng kinh tế cho các gia đình có con mắc phải. Vì vậy, việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh di truyền, đặc biệt trong hỗ trợ sinh sản ngày càng quan trọng và cần được quan tâm. Với những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, lĩnh vực chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản đang mang đến cơ hội sinh con khỏe mạnh cho hàng vạn cặp vợ chống vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam. Sự kết hợp này đang được thực hiện ra sao và mang lại những lợi ích gì cho hàng chục triệu người dân mang gen các bệnh lý di truyền, góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam? Để tìm hiểu về những tiến bộ trong chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản, trong chương trình Đối thoại, chúng tôi sẽ trao đổi để cùng vị khách mời trò chuyện về nội dung này.

Chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản: Hiện thực hóa nhiều ước mơ! (29/7/2023)

Chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản: Hiện thực hóa nhiều ước mơ! (29/7/2023)

Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm có đến 41.000 trẻ tại Việt Nam bị dị tật bẩm sinh như Down, Patau hay Edwards... Song song đó, các bệnh lặn đơn gen như rối loạn chuyển hóa đường galactose; phenylketon niệu; thiếu hụt men G6PD; tan máu bẩm sinh Thalassemia cũng khá phổ biến ở trẻ. Các bệnh lý di truyền nói trên là rất nguy hiểm, gây nhiều nỗi đau về tinh thần và gánh nặng kinh tế cho các gia đình có con mắc phải. Vì vậy, việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh di truyền, đặc biệt trong hỗ trợ sinh sản ngày càng quan trọng và cần được quan tâm. Với những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, lĩnh vực chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản đang mang đến cơ hội sinh con khỏe mạnh cho hàng vạn cặp vợ chống vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam. Sự kết hợp này đang được thực hiện ra sao và mang lại những lợi ích gì cho hàng chục triệu người dân mang gen các bệnh lý di truyền, góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam? Để tìm hiểu về những tiến bộ trong chẩn đoán di truyền và hỗ trợ sinh sản, trong chương trình Đối thoại, chúng tôi sẽ trao đổi để cùng vị khách mời trò chuyện về nội dung này.

Xét tuyển đại học bằng IELTS: “Tấm vé thông hành” còn nhiều bất cập (22/07/2023)

Xét tuyển đại học bằng IELTS: “Tấm vé thông hành” còn nhiều bất cập (22/07/2023)

Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, thí sinh còn ít ngày nữa để điều chỉnh, thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học. Năm nay, chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ IELTS tăng vượt trội so với các năm trước – với hơn 100 trường đại học trên cả nước xét tuyển. Điều này đã góp phần tạo ra một phong trào thi đua học tập tiếng Anh sôi nổi. Trên các diễn đàn, nhiều phụ huynh nhiệt tình khoe chứng chỉ IELTS của con như một tấm vé thông hành tiến thẳng vào các trường đại học hàng đầu. Có thể thấy, chứng chỉ IELTS không chỉ được biết đến là chứng chỉ để đi du học hay xin việc… mà còn đang được sử dụng như “tấm vé thông hành” vào các trường đại học. Tuy nhiên, việc các trường chuộng IELTS và thí sinh đổ xô săn chứng chỉ khiến nhiều người băn khoăn xét tuyển như vậy dễ dãi hay hợp thời đại? Hơn nữa, việc xét tuyển IELTS vào đại học cũng hé lộ nhiều bất cập.

Tự trọng để thoát nghèo và nâng chất nông thôn mới ở Quảng Ninh (18/7/2023)

Hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo để đạt tỷ lệ giảm nghèo cao và sớm nhất cả nước, về đích sớm hơn 1 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV và sớm hơn 3 năm yêu cầu của Trung ương. Đây là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong hành trình giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới. Trong hành trình ấy, có rất nhiều câu chuyện với những cung bậc giàu cảm xúc về ý chí, nghị lực, về lòng tự trọng vươn lên của những hoàn cảnh khó khăn nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa của Quảng Ninh nói riêng. "Tự trọng để thoát nghèo và nâng chất nông thôn mới ở Quảng Ninh" cũng là chủ đề của chương trình hôm nay Đồng hành cùng chương trình, xin trân trọng giới thiệu:- Ông Nguyễn Minh Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Ninh- Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, người có nhiều năm gắn bó và dành nhiều tâm huyết với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ông Hoàng Trọng Thủy sẽ tham gia với chương trình qua điện thoại- Ông Lý Văn Diểng, người tiên phong và thành công khi thụ tinh nhân tạo giống gà Tiên Yên - một trong những sản phẩm OCOP nổi tiếng của cả nước- Anh Triệu Quay Phúc (người Dao ở thôn Tàu Tiên, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ), một điển hình nông dân vượt khó vươn lên thoát nghèo

Tự trọng để thoát nghèo và nâng chất nông thôn mới ở Quảng Ninh (18/7/2023)

Tự trọng để thoát nghèo và nâng chất nông thôn mới ở Quảng Ninh (18/7/2023)

Hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo để đạt tỷ lệ giảm nghèo cao và sớm nhất cả nước, về đích sớm hơn 1 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV và sớm hơn 3 năm yêu cầu của Trung ương. Đây là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong hành trình giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới. Trong hành trình ấy, có rất nhiều câu chuyện với những cung bậc giàu cảm xúc về ý chí, nghị lực, về lòng tự trọng vươn lên của những hoàn cảnh khó khăn nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa của Quảng Ninh nói riêng. "Tự trọng để thoát nghèo và nâng chất nông thôn mới ở Quảng Ninh" cũng là chủ đề của chương trình hôm nay Đồng hành cùng chương trình, xin trân trọng giới thiệu:- Ông Nguyễn Minh Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Ninh- Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, người có nhiều năm gắn bó và dành nhiều tâm huyết với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ông Hoàng Trọng Thủy sẽ tham gia với chương trình qua điện thoại- Ông Lý Văn Diểng, người tiên phong và thành công khi thụ tinh nhân tạo giống gà Tiên Yên - một trong những sản phẩm OCOP nổi tiếng của cả nước- Anh Triệu Quay Phúc (người Dao ở thôn Tàu Tiên, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ), một điển hình nông dân vượt khó vươn lên thoát nghèo

Lực đẩy để các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương được vận hành hiệu quả (15/07/23)

Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương là Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và mới đây nhất là Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Các Nghị quyết này là cơ sở pháp lý quan trọng, là đòn bẩy để các địa phương chủ động, tích cực, linh hoạt và năng động phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, làm nên đột phá, những cực tăng trưởng về kinh tế, xã hội của đất nước. Từ thành công của các Nghị quyết này cũng sẽ mở đường cho các cơ chế, chính sách có tính đột phá, vượt trội về sau. Khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển các địa phương nhưng để các cơ chế, chính sách đặc thù này được triển khai, vận hành với hiệu quả thông qua các sản phẩm cụ thể, cân đong đo đếm được, nhân dân được thụ hưởng thì cần có những lực đẩy nào, những yếu tố gì cần được kích hoạt để tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được mục tiêu đặt ra? Đây là chủ đề chúng tôi đề cập trong chương trình đối thoại hôm nay. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời. Tiến sỹ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.

Lực đẩy để các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương được vận hành hiệu quả (15/07/23)

Lực đẩy để các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương được vận hành hiệu quả (15/07/23)

Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương là Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và mới đây nhất là Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Các Nghị quyết này là cơ sở pháp lý quan trọng, là đòn bẩy để các địa phương chủ động, tích cực, linh hoạt và năng động phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, làm nên đột phá, những cực tăng trưởng về kinh tế, xã hội của đất nước. Từ thành công của các Nghị quyết này cũng sẽ mở đường cho các cơ chế, chính sách có tính đột phá, vượt trội về sau. Khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển các địa phương nhưng để các cơ chế, chính sách đặc thù này được triển khai, vận hành với hiệu quả thông qua các sản phẩm cụ thể, cân đong đo đếm được, nhân dân được thụ hưởng thì cần có những lực đẩy nào, những yếu tố gì cần được kích hoạt để tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được mục tiêu đặt ra? Đây là chủ đề chúng tôi đề cập trong chương trình đối thoại hôm nay. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời. Tiến sỹ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.

Những dấu ấn trong công tác xây dựng Đảng từ đầu nhiệm kỳ đến nay (01/07)

Những dấu ấn trong công tác xây dựng Đảng từ đầu nhiệm kỳ đến nay (01/07)

Năm nay là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. Nhìn lại khoảng thời gian từ đầu nhiệm kỳ đến nay, điều dễ nhận thấy là mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 nhưng đất nước ta vẫn đạt nhiều thành tựu nổi bật, toàn diện trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đóng góp quan trọng vào những thành tựu đó có dấu ấn nổi bật trong công tác xây dựng thể chế trong Đảng, tiếp tục nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cùng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng có chất lượng cao. Chương trình Đối thoại hôm nay bàn luận về nội dung này với sự tham gia của hai vị khách mời là PGS-Tiến sỹ Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tiến sỹ Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương.