Năm học mới 2024 – 2025: Lời giải nào cho “bài toán” thiếu giáo viên? (24/08/2024)

Năm học mới 2024 – 2025: Lời giải nào cho “bài toán” thiếu giáo viên? (24/08/2024)

“Đến hẹn lại lên” khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu, tình trạng thừa, thiếu giáo viên dạy các môn học mới vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra thống kê, tính đến tháng 4/2024 cả nước vẫn thiếu hơn 113 nghìn giáo viên ở các cấp học. Trong những năm qua, mặc dù có chính sách đặc thù để thu hút tuyển dụng giáo viên, ngành giáo dục được giao thêm chỉ tiêu biên chế, nhưng đến nay không có nguồn tuyển, khó tuyển... Đây là vấn đề nan giải trước thềm năm học mới của nhiều địa phương, đòi hỏi ngành giáo dục phải có giải pháp phù hợp và khoa học để khắc phục cơ bản tình trạng này. Khách mời: Nhà giáo ưu tú, TS Nguyễn Thanh Sơn - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Tâm lí Giáo dục Hà Nội và PGS TS Phạm Văn Thuần, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.

Phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi lừa đảo trên không gian mạng (17/08/2024)

Hoạt động lợi dụng không gian mạng để tiến hành lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% trong tổng số tội phạm mạng) gia tăng về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người dân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan. Theo Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2023, ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP. Lừa đảo qua mạng không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính đối với tổ chức, cá nhân mà còn gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. Các giải pháp phòng chống tuy đã có nhưng đã hiệu quả và đủ sức răn đe hay chưa? Làm thế nào để chủ động phòng ngừa và đấu tranh đối với các hành vi, thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp là nội dung chủ đề chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông và Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật TNHH Hừng Đông, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi lừa đảo trên không gian mạng (17/08/2024)

Phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi lừa đảo trên không gian mạng (17/08/2024)

Hoạt động lợi dụng không gian mạng để tiến hành lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% trong tổng số tội phạm mạng) gia tăng về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người dân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan. Theo Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2023, ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP. Lừa đảo qua mạng không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính đối với tổ chức, cá nhân mà còn gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. Các giải pháp phòng chống tuy đã có nhưng đã hiệu quả và đủ sức răn đe hay chưa? Làm thế nào để chủ động phòng ngừa và đấu tranh đối với các hành vi, thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp là nội dung chủ đề chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông và Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật TNHH Hừng Đông, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả (03/08/2024)

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý, kịp thời rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ mới đây. Ngay sau đó, ngày 24/07, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 và đây là phiên họp chuyên đề thứ 6 về công tác xây dựng luật từ đầu năm đến nay. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng làm Trưởng ban. Những động thái này cho thấy, Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc, những điểm nghẽn về pháp lý để khơi thông các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính. Hiện doanh nghiệp vẫn đang gặp những điểm nghẽn nào về pháp lý? Làm thế nào để tinh thần quyết liệt của Chính phủ được chuyển tải và thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt trong từng hoạt động, thực sự tạo nên sức mạnh phá vỡ những rào cản, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh? Đây là nội dung trong chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả (03/08/2024)

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả (03/08/2024)

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý, kịp thời rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ mới đây. Ngay sau đó, ngày 24/07, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 và đây là phiên họp chuyên đề thứ 6 về công tác xây dựng luật từ đầu năm đến nay. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng làm Trưởng ban. Những động thái này cho thấy, Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc, những điểm nghẽn về pháp lý để khơi thông các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính. Hiện doanh nghiệp vẫn đang gặp những điểm nghẽn nào về pháp lý? Làm thế nào để tinh thần quyết liệt của Chính phủ được chuyển tải và thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt trong từng hoạt động, thực sự tạo nên sức mạnh phá vỡ những rào cản, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh? Đây là nội dung trong chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI

Để các luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản đi vào cuộc sống, kích thích thị trường bất động sản (20/07/2024)

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/8 tới đây, bốn văn bản luật quan trọng này có hiệu lực. Việc các văn bản luật này có hiệu lực sớm hơn quy định sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản nói riêng, đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể nói chung? Cần chuẩn bị và tính toán những điều gì để đảm bảo việc tổ chức thực hiện luật có hiệu quả, phát huy đúng ý nghĩa các quy định mới trong luật, để luật thực sự khơi thông được những điểm nghẽn pháp lý, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển hơn, minh bạch hơn? Đây là chủ đề được đề cập trong chương trình Đối thoại hôm nay Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời: Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng trường kiêm Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh

Để các luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản đi vào cuộc sống, kích thích thị trường bất động sản (20/07/2024)

Để các luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản đi vào cuộc sống, kích thích thị trường bất động sản (20/07/2024)

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/8 tới đây, bốn văn bản luật quan trọng này có hiệu lực. Việc các văn bản luật này có hiệu lực sớm hơn quy định sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản nói riêng, đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể nói chung? Cần chuẩn bị và tính toán những điều gì để đảm bảo việc tổ chức thực hiện luật có hiệu quả, phát huy đúng ý nghĩa các quy định mới trong luật, để luật thực sự khơi thông được những điểm nghẽn pháp lý, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển hơn, minh bạch hơn? Đây là chủ đề được đề cập trong chương trình Đối thoại hôm nay Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời: Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng trường kiêm Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh

Loại trừ bệnh lý di truyền, nâng cao chất lượng dân số (27/7/2024)

Loại trừ bệnh lý di truyền, nâng cao chất lượng dân số (27/7/2024)

Mỗi năm, Việt Nam có hơn nghìn em bé chào đời được xác định mắc bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh. Trong đó, khoảng 8 nghìn trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), gần 2 nghìn trẻ bị bệnh Down, 1500 ca bị dị tật ống thần kinh... Những bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển và khả năng sống của trẻ trong tương lai. Vậy giải pháp nào để loại trừ bệnh lý di truyền, giúp các em bé sinh ra đều khỏe mạnh, từ đó nâng cao chất lượng dân số? Đây cũng là một trong những mục tiêu của Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra. Trong chương trình Đối thoại, các vị khách mời là Ths.BS Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng Cơ cấu và chất lượng dân số, Cục Dân số, Bộ Y tế và BS CKI Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện cùng trao đổi về nội dung này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe

Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương (13/07/2024)

Trong tất cả các văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định: khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong thập kỷ qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về ĐMST. Năm 2023, nước ta xếp vị trí 46/132 quốc gia/nền kinh tế về Chỉ số ĐMST toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, tăng 2 bậc so với năm 2022. Đáng chú ý, cũng trong năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam triển khai và công bố Báo cáo chỉ số ĐMST cấp địa phương. Đây được ví như công cụ "chẩn đoán sức khỏe" nền kinh tế, cung cấp điểm mạnh, điểm yếu, khuyến nghị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KHCN và ĐMST của từng địa phương. Qua đó, tạo động lực giúp Việt Nam nâng hạng Chỉ số ĐMST toàn cầu. “Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương”- cũng là nội dung của chương trình ĐỐI THOẠI trên VOV1.

Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương (13/07/2024)

Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương (13/07/2024)

Trong tất cả các văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định: khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong thập kỷ qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về ĐMST. Năm 2023, nước ta xếp vị trí 46/132 quốc gia/nền kinh tế về Chỉ số ĐMST toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, tăng 2 bậc so với năm 2022. Đáng chú ý, cũng trong năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam triển khai và công bố Báo cáo chỉ số ĐMST cấp địa phương. Đây được ví như công cụ "chẩn đoán sức khỏe" nền kinh tế, cung cấp điểm mạnh, điểm yếu, khuyến nghị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KHCN và ĐMST của từng địa phương. Qua đó, tạo động lực giúp Việt Nam nâng hạng Chỉ số ĐMST toàn cầu. “Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương”- cũng là nội dung của chương trình ĐỐI THOẠI trên VOV1.

Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Có đúng tinh thần “4 đúng, 3 không”? (29/06/2024)

Hơn 1 triệu thí sinh của cả nước vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, đánh dấu kết thúc 12 năm học phổ thông. Đây là kỳ thi có ý nghĩa đặc biệt khi là năm cuối cùng học và thi theo chương trình cũ – chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm 2025 sẽ có lứa học sinh đầu tiên thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều đổi mới. Về công tác tổ chức, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cơ bản giữ ổn định như năm 2023 và được giao cho địa phương chủ trì tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ra đề thi chung, phối hợp với địa phương giám sát kỳ thi và cung cấp phần mềm, tập huấn để các địa phương tổ chức chấm thi. Năm nay có hơn 1.071.300 thí sinh đăng ký dự thi, tăng trên 45.000 thí sinh so với kỳ thi năm 2023. Cả nước có hơn 2.300 điểm thi, với trên 45.000 phòng thi. Do quy mô và tính chất quan trọng, nhạy cảm, kỳ thi luôn nhận được sự quan tâm lớn của xã hội… Đến thời điểm này, có thể sơ bộ đánh giá bước đầu về công tác tổ chức kỳ thi TN THPT năm nay như thế nào? Những vấn đề gì cần rút kinh nghiệm cho chặng đường đổi mới thi cử từ năm 2025? Khách mời: PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục. Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường THPT FPT Bắc Giang

Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Có đúng tinh thần “4 đúng, 3 không”? (29/06/2024)

Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Có đúng tinh thần “4 đúng, 3 không”? (29/06/2024)

Hơn 1 triệu thí sinh của cả nước vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, đánh dấu kết thúc 12 năm học phổ thông. Đây là kỳ thi có ý nghĩa đặc biệt khi là năm cuối cùng học và thi theo chương trình cũ – chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm 2025 sẽ có lứa học sinh đầu tiên thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều đổi mới. Về công tác tổ chức, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cơ bản giữ ổn định như năm 2023 và được giao cho địa phương chủ trì tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ra đề thi chung, phối hợp với địa phương giám sát kỳ thi và cung cấp phần mềm, tập huấn để các địa phương tổ chức chấm thi. Năm nay có hơn 1.071.300 thí sinh đăng ký dự thi, tăng trên 45.000 thí sinh so với kỳ thi năm 2023. Cả nước có hơn 2.300 điểm thi, với trên 45.000 phòng thi. Do quy mô và tính chất quan trọng, nhạy cảm, kỳ thi luôn nhận được sự quan tâm lớn của xã hội… Đến thời điểm này, có thể sơ bộ đánh giá bước đầu về công tác tổ chức kỳ thi TN THPT năm nay như thế nào? Những vấn đề gì cần rút kinh nghiệm cho chặng đường đổi mới thi cử từ năm 2025? Khách mời: PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục. Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường THPT FPT Bắc Giang

Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững (22/6/2024)

Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững (22/6/2024)

Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đã khẳng định hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, để hiện thực hoá được yêu cầu và giải pháp này, nhiều vấn đề phải giải quyết. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình đối thoại hôm nay. Với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV)- Ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và du lịch Nguyên Minh.

Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư (28/05)

Trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, trong phạm vi thẩm quyền, chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật. Gần 10 năm trở lại đây, Chính phủ luôn thúc đẩy các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó việc tháo gỡ bất cập về pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư là nhiệm vụ, giải pháp không mới nhưng rất quan trọng để góp phần phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024 mà Chính phủ đã đề ra. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, việc tiếp tục tháo gỡ những bất cập pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu đặt ra. Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với các vị khách mời: Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong; Ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư (28/05)

Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư (28/05)

Trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, trong phạm vi thẩm quyền, chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật. Gần 10 năm trở lại đây, Chính phủ luôn thúc đẩy các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó việc tháo gỡ bất cập về pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư là nhiệm vụ, giải pháp không mới nhưng rất quan trọng để góp phần phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024 mà Chính phủ đã đề ra. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, việc tiếp tục tháo gỡ những bất cập pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu đặt ra. Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với các vị khách mời: Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong; Ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)