VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
VOV1 - Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, trong hơn 600 nhiệm vụ do cấp huyện thực hiện, có trên 90 nhiệm vụ đã được chuyển giao cho tỉnh, còn lại hơn 500 nhiệm vụ được giao về cho cấp xã. Điều này cho thấy trọng trách chính quyền cấp xã phải đảm trách rất lớn.
Nghỉ hè là khoảng thời gian được rất nhiều trẻ em mong đợi để được nghỉ ngơi, vui chơi sau 9 tháng học tập vất vả. Thế nhưng, trẻ được nghỉ, thoả sức chạy nhảy, bơi nghịch với bạn bè trong khi cha mẹ vẫn phải đi làm. Thiếu sự giám sát chặt chẽ của người lớn, trẻ đối diện với rất nhiều nguy cơ, từ thiếu an toàn thông tin mạng khi sử dụng thiết bị điện tử kết nối internet cho đến nguy cơ đuối nước, hoả hoạn, tai nạn thương tích…. Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 30-6, với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em” cũng là dịp để mỗi người, mỗi gia đình cùng nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ để trẻ có kỳ nghỉ hè vui khoẻ, an toàn. Đây cũng là nội dung của Đối thoại hôm nay. Xin được trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời tham gia chương trình hôm nay với sự tham gia của Bác sỹ Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới TW và TS tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc công ty cổ phần Tham vấn Nghiên cứu Tâm lý học cuộc sống.
Hôm nay là ngày 18/5 - Ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam và hưởng ứng kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và công nghệ. Đây là dịp để tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của cộng đồng khoa học đối với đất nước. - Trong tất cả các văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định: khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong thập kỷ qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về ĐMST. Năm 2023, nước ta xếp vị trí 46/132 quốc gia/nền kinh tế về Chỉ số ĐMST toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, tăng 2 bậc so với năm 2022. Đáng chú ý, cũng trong năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam triển khai và công bố Báo cáo chỉ số ĐMST cấp địa phương. Đây được ví như công cụ "chẩn đoán sức khỏe" nền kinh tế, cung cấp điểm mạnh, điểm yếu, khuyến nghị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KHCN và ĐMST của từng địa phương. Qua đó, tạo động lực giúp Việt Nam nâng hạng Chỉ số ĐMST toàn cầu. - Để bàn về nội dung này, trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, các vị khách mời sẽ cùng phân tích “Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương”.
Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương, nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm nay được phát động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” và tổ chức từ ngày 01 - 31/5 trên phạm vi toàn quốc. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, một doanh nghiệp, một đơn vị hay một quốc gia mà nó còn tác động đến cả một chuỗi cung ứng toàn cầu. Vậy làm thế nào để “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” là vấn đề mà chúng tôi sẽ bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay trên Kênh thời sự VOV1, Đài TNVN. Khách mời là ông Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện khoa học và An toàn vệ sinh lao động và ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội
Vì nhiều lý do khác nhau, đến nay, vẫn còn cựu thanh niên xung phong và gia đình họ chưa được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa. Bên cạnh đó, những sai sót, nhầm lẫn, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách, chế độ đang xảy ra ở một số nơi đã gây không ít khó khăn, phiền hà cho người hưởng chính sách, gây dư luận không tốt trong xã hội. Kịp thời giải quyết tồn tại chính sách đối với cựu thanh niên xung phong là nội dung chương trình Đối thoại với sự tham gia của ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội cựu Thanh niên Xung phong và ông Đỗ Đăng Khoa, Trưởng phòng Chính sách 1, Cục Người có công - Bộ LĐTB&XH.
Theo cơ sở dữ liệu dân cư Bộ Công an, năm 2023 cả nước có hơn 16 triệu công dân từ 60 tuổi trở lên, chiếm hơn 15% số dân, trong đó từ 60 đến dưới 70 tuổi là hơn 9,4 triệu người, từ 70 đến dưới 80 tuổi là hơn 4,1 triệu người, còn lại là dân số từ 80 tuổi trở lên. Đáng lưu ý, quá trình quá độ từ già hóa dân số đến dân số già của Việt Nam chỉ trong vòng 20 năm, trong khi các quốc gia phát triển kéo dài hàng trăm năm. Già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe cũng như nguồn cung lao động và sử dụng lao động người cao tuổi. Thực tế này đòi hỏi nhà nước cần thay đổi chính sách an sinh xã hội và chuẩn bị nguồn lao động để phù hợp với quá trình già hóa dân số. Các vị khách mời là bác sỹ Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Sức khỏe người cao tuổi, Cục Dân số, Bộ Y tế và TS Nguyễn Quốc Anh, Ủy viên Hội đồng khoa học, Hội Người cao tuổi Việt Nam sẽ cùng trao đổi về câu chuyện này.
Đề xuất hạ chuẩn đào tạo giáo viên từ ĐH xuống CĐ để khắc phục tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên một số môn học mới của Bộ GD-ĐT đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Dù được xác định chỉ là giải pháp tình thế, thực hiện từ nay đến hết năm 2028 nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tuy nhiên việc này vẫn khiến nhiều người lo ngại. Hạ chuẩn để có thêm nguồn tuyển, liệu có giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên, nhất là trong bối cảnh hầu hết các trường Cao đẳng ở các địa phương đã đóng cửa hoặc sáp nhập khi Luật Giáo dục có hiệu lực? Khách mời: Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam; PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính là một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đặt ra. Tuy vậy, việc liên thông, chia sẻ dữ liệu số vẫn chưa đạt được như mong muốn và người dân, doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận để thực hiện thủ tục hành chính. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh công tác này? Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với các vị khách mời: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.
Tại kỳ họp bất thường lần 5, Quốc hội khóa 15 đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) (còn gọi là Luật Đất đai 2024. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 và có nhiều điểm mới được kỳ vọng sẽ làm tăng tính thị trường, góp phần hài hòa lợi ích và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai Luật Đất đai 2024 là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy việc Luật Đất đai 2024 được thông qua lần này nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. “Những điểm mới nổi bật trong Luật Đất đai (sửa đổi) và những kỳ vọng” là chủ đề mà chúng tôi sẽ bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời:PGS TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng trường kiêm Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội và Thạc sỹ Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản.
Công cuộc chuyển đổi số, hiện đại hóa hành chính góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính; giảm thời gian và chi phí từ ngân sách; nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Cổng Dịch vụ công quốc gia trở thành điểm "Một cửa số" của quốc gia phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử, cung cấp hơn 4.590 dịch vụ công trực tuyến, (chiếm hơn 70% số lượng thủ tục hành chính). Tuy vậy, quá trình thực hiện chuyển đổi số vẫn còn những điểm nghẽn do cả yếu tố khách quan và chủ quan, khiến quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính gặp phải những trở ngại, vướng mắc cần tháo gỡ để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng tốt hơn, từ đó tạo nên những động lực mới thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Đây là chủ đề chúng tôi đề cập trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, chuyên gia hỗ trợ dự án thuộc tổ chức USAID.
Từ một nước đi sau khu vực về lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm, Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu khu vực về lĩnh vực này. Trong số 50 Trung tâm Hỗ trợ sinh sản trong cả nước, có những cơ sở đi đầu trong ứng dụng những kỹ thuật mới, đồng hành cùng người bệnh qua nhiều hành trình để “ươm mầm” cho những “đóa hoa” nở muộn, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Để tìm hiểu về câu chuyện của những người “ươm mầm” này, trong chương trình Đối thoại, các vị khách mời là BS. CK I Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản và Ths. BS Vương Vũ Việt Hà, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện cùng một số bệnh nhân sẽ cùng trò chuyện về nội dung này.