Ô nhiễm không khí – Người dân chủ động hơn trong ứng phó (05/11/2024)

Ô nhiễm không khí – Người dân chủ động hơn trong ứng phó (05/11/2024)

Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang là một trong các vấn đề nóng về môi trường. Không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi, nhất là ô nhiễm bụi ở các đô thị lớn, một số khu công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản và tại một số làng nghề. Ô nhiễm không khí đã và đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, nhất là người dân sống tại các đô thị lớn trên cả nước. Theo báo cáo chất lượng không khí toàn cầu của IQAir, Việt Nam đứng thứ 5/9 quốc gia và xếp thứ 36/117 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Thống kê của IQAir cũng chỉ ra, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo. Trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, người dân cần phải có những biện pháp gì để phòng tránh?

Giải pháp giúp giảm người nghiện, giảm nguồn cầu ma túy (29/10/2024)

Giải pháp giúp giảm người nghiện, giảm nguồn cầu ma túy (29/10/2024)

Theo thống kê đến tháng 6/2024, cả nước có hơn 226 nghìn người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy và người bị quản lý sau cai nghiện, trong đó có hơn 38 nghìn người sử dụng trái phép chất ma túy, hơn 170 nghìn nghiện ma túy; hơn 17 nghìn người bị quản lý sau cai. Đáng lo ngại số người nghiện ngày càng trẻ hóa, nhất là nhóm đối tượng sử dụng ma túy mới, ma túy tổng hợp được xác định là nguồn cầu tiêu thụ rất lớn, gây áp lực cho công tác phòng, chống ma túy, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao tội phạm về ma túy, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, gây mất an ninh trật tự tại nhiều địa phương. Vậy giải pháp nào để giảm người nghiện, giảm nguồn cầu ma túy? Các vị khách mời của chương trình là Thượng tá Hoàng Văn Hiều, Phó trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và ông Nguyễn Trọng Dũng, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 55, Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội sẽ trao đổi, bàn luận về nội dung này.

Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên (26/10/2024)

Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.

Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên (26/10/2024)

Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên (26/10/2024)

Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.

Ô nhiễm không khí ở ngưỡng nguy hại – Chính quyền ứng xử thế nào cho phù hợp? (22/10/2024)

Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã ở mức báo động đỏ, với những chỉ số về ô nhiễm thường xuyên ở tốp đầu thế giới. Bầu không khí của 2 đô thị lớn nhất nước luôn trong tình trạng cảnh báo đỏ và tím, trong khi đó nguồn gây ô nhiễm lại không ngừng gia tăng. Đây là những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Các báo cáo cũng chỉ rõ, ô nhiễm không khí vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội, TP.HCM tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, nhất là khi có sự kết hợp giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát thải ô nhiễm không khí. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cần có giải pháp gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí của thủ đô? Chương trình hôm nay, chúng tôi trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và PGS.TS Phạm Bích San, Thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Ô nhiễm không khí ở ngưỡng nguy hại – Chính quyền ứng xử thế nào cho phù hợp? (22/10/2024)

Ô nhiễm không khí ở ngưỡng nguy hại – Chính quyền ứng xử thế nào cho phù hợp? (22/10/2024)

Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã ở mức báo động đỏ, với những chỉ số về ô nhiễm thường xuyên ở tốp đầu thế giới. Bầu không khí của 2 đô thị lớn nhất nước luôn trong tình trạng cảnh báo đỏ và tím, trong khi đó nguồn gây ô nhiễm lại không ngừng gia tăng. Đây là những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Các báo cáo cũng chỉ rõ, ô nhiễm không khí vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội, TP.HCM tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, nhất là khi có sự kết hợp giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát thải ô nhiễm không khí. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cần có giải pháp gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí của thủ đô? Chương trình hôm nay, chúng tôi trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và PGS.TS Phạm Bích San, Thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Câu chuyện của nữ y bác sỹ ngành hỗ trợ sinh sản (19/10/2024)

Câu chuyện của nữ y bác sỹ ngành hỗ trợ sinh sản (19/10/2024)

Mỗi năm, có hàng nghìn ông bố bà mẹ vô sinh, hiếm muộn đã được các y bác sỹ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu Điện hiện thực hóa mong ước có con yêu sau hành trình gian nan vất vả. Đồng hành với họ là những y bác sỹ luôn tận tâm chăm sóc, điều trị, động viên, hỗ trợ và gây dựng niềm tin cho người bệnh. Để cùng chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong nghề của những nữ y bác sỹ ngành hỗ trợ sinh sản – những người giúp bệnh nhân hiện thực hóa ước mơ có con yêu, trong chương trình Đối thoại, BS CK I Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Điều dưỡng trưởng của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Nguyễn Thị Huyền, phó trưởng phòng điều dưỡng, BV Bưu điện sẽ cùng trao đổi về nội dung này

Giải pháp nào quản lý ô nhiễm không khí? (08/10/2024)

Giải pháp nào quản lý ô nhiễm không khí? (08/10/2024)

Thưa quý vị và các bạn! Không khí vốn được coi như là vô hình nhưng mà khi không khí bị ô nhiễm thì những tác hại của nó sẽ hiện hữu rất rõ trong mọi mặt cuộc sống của con người, đặc biệt là đối với sức khỏe của chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí là 1 trong 5 yếu tố hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm cho con người. Trong cuộc họp thảo luận về quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã chỉ ra 1 trong 5 điểm nghẽn phát triển của thành phố Hà Nội chính là ô nhiễm không khí.

Luật Thủ đô 2024: Phát triển công nghiệp văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của thủ đô (05/10/2024)

Luật Thủ đô 2024: Phát triển công nghiệp văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của thủ đô (05/10/2024)

Thể chế hóa Nghị quyết của Bộ chính trị, Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa 15 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển thuận lợi hơn, mạnh mẽ hơn các giá trị văn hóa của thủ đô, để văn hóa thực sự là nguồn lực, sức mạnh nội sinh, trụ cột để phát triển Thủ đô. Những cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội về phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa quy định trong Luật Thủ đô 2024 chỉ có ý nghĩa thực sự khi được hiện thực hóa trong thực tế. Vì vậy, quá trình triển khai cần khơi thông những điểm nghẽn nào và tập trung vào các giải pháp trọng tâm ra sao? Đây là nội dung được đề cập trong chương trình đối thoại với sự tham gia của hai vị khách mời: Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Kỳ vọng thêm chính sách để phát triển lực lượng nhà giáo (05/10/2024)

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, cơ chế chính sách chăm lo cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về nhà giáo còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất và khó áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, Nghị quyết 95 của Chính phủ đã thống nhất thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng Luật Nhà giáo. Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được Ủy ban Thường vụ quốc hội cho ý kiến. Dự kiến dự luật sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện để Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 10 này. Đây là dự án Luật được đông đảo người dân cả nước, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo, quan tâm. Khi được thông qua, Luật Nhà giáo kỳ vọng sẽ giải quyết được những bất cập hiện nay, thúc đẩy phát triển đội ngũ, tạo động lực để nhà giáo cống hiến và gắn bó với sự nghiệp trồng người. Khách mời: Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT - đơn vị chủ trì soạn thảo Luật Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Pháp chế và đối ngoại, Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam/Apolo Việt Nam

Dự thảo Luật Nhà giáo: Kỳ vọng thêm chính sách để phát triển lực lượng nhà giáo (05/10/2024)

Dự thảo Luật Nhà giáo: Kỳ vọng thêm chính sách để phát triển lực lượng nhà giáo (05/10/2024)

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, cơ chế chính sách chăm lo cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về nhà giáo còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất và khó áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, Nghị quyết 95 của Chính phủ đã thống nhất thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng Luật Nhà giáo. Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được Ủy ban Thường vụ quốc hội cho ý kiến. Dự kiến dự luật sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện để Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 10 này. Đây là dự án Luật được đông đảo người dân cả nước, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo, quan tâm. Khi được thông qua, Luật Nhà giáo kỳ vọng sẽ giải quyết được những bất cập hiện nay, thúc đẩy phát triển đội ngũ, tạo động lực để nhà giáo cống hiến và gắn bó với sự nghiệp trồng người. Khách mời: Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT - đơn vị chủ trì soạn thảo Luật Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Pháp chế và đối ngoại, Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam/Apolo Việt Nam

Tháo gỡ những vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ bằng chính sách mới (Luật nhà ở 2023) (01/10/2023)

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có hơn 2.500 khu chung cư, nhà tập thể cũ, trong đó Hà Nội chiếm số lượng lớn nhất với gần 1.600 khu, tiếp theo sau là thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, việc cải tạo chung cư xuống cấp tuy là vấn đề cũ nhưng vẫn luôn là bài toán đau đầu của các cấp chính quyền. Đơn cử như Hà Nội, chỉ khoảng 1% tổng số nhà ở chung cư cũ được cải tạo trong hơn 20 năm qua. Đây là con số rất khiêm tốn. Trong khi đó, số lượng chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm là rất lớn và mức độ xuống cấp càng tăng lên theo thời gian. Sự tồn tại của các chung cư cũ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn làm mất mỹ quan bộ mặt đô thị. Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, được kỳ vọng tháo gỡ những nút thắt, tạo đột phá cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trong thời gian tới đây. Làm thế nào để quy định của luật phát huy tác dụng, thực sự khơi thông được những điểm nghẽn trong công tác cải tạo chung cư cũ là nội dung chủ để đối thoại hôm nay với hai vị khách mời: Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam; Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Tháo gỡ những vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ bằng chính sách mới (Luật nhà ở 2023) (01/10/2023)

Tháo gỡ những vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ bằng chính sách mới (Luật nhà ở 2023) (01/10/2023)

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có hơn 2.500 khu chung cư, nhà tập thể cũ, trong đó Hà Nội chiếm số lượng lớn nhất với gần 1.600 khu, tiếp theo sau là thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, việc cải tạo chung cư xuống cấp tuy là vấn đề cũ nhưng vẫn luôn là bài toán đau đầu của các cấp chính quyền. Đơn cử như Hà Nội, chỉ khoảng 1% tổng số nhà ở chung cư cũ được cải tạo trong hơn 20 năm qua. Đây là con số rất khiêm tốn. Trong khi đó, số lượng chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm là rất lớn và mức độ xuống cấp càng tăng lên theo thời gian. Sự tồn tại của các chung cư cũ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn làm mất mỹ quan bộ mặt đô thị. Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, được kỳ vọng tháo gỡ những nút thắt, tạo đột phá cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trong thời gian tới đây. Làm thế nào để quy định của luật phát huy tác dụng, thực sự khơi thông được những điểm nghẽn trong công tác cải tạo chung cư cũ là nội dung chủ để đối thoại hôm nay với hai vị khách mời: Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam; Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Tháo gỡ những vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ bằng những chính sách mới (28/09/2024)

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có hơn 2.500 khu chung cư, nhà tập thể cũ, trong đó Hà Nội chiếm số lượng lớn nhất với gần 1.600 khu, tiếp theo sau là thành phố Hồ Chí Minh. Việc cải tạo chung cư cũ vẫn luôn là bài toán đau đầu của các cấp chính quyền. Đơn cử như Hà Nội, chỉ khoảng 1% tổng số nhà ở chung cư cũ được cải tạo trong hơn 20 năm qua. Đây là con số rất khiêm tốn. Trong khi đó, số lượng chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm là rất lớn và mức độ xuống cấp càng tăng lên theo thời gian. Sự tồn tại của các chung cư cũ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn làm mất mỹ quan bộ mặt đô thị.-Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, được kỳ vọng tháo gỡ những nút thắt, tạo đột phá cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trong thời gian tới đây.-Làm thế nào để quy định của luật phát huy được tác dụng, thực sự khơi thông những điểm nghẽn trong cải tạo chung cư cũ là nội dung chủ để đối thoại hôm nay với sự tham dự của hai vị khách mời: Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Tháo gỡ những vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ bằng những chính sách mới (28/09/2024)

Tháo gỡ những vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ bằng những chính sách mới (28/09/2024)

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có hơn 2.500 khu chung cư, nhà tập thể cũ, trong đó Hà Nội chiếm số lượng lớn nhất với gần 1.600 khu, tiếp theo sau là thành phố Hồ Chí Minh. Việc cải tạo chung cư cũ vẫn luôn là bài toán đau đầu của các cấp chính quyền. Đơn cử như Hà Nội, chỉ khoảng 1% tổng số nhà ở chung cư cũ được cải tạo trong hơn 20 năm qua. Đây là con số rất khiêm tốn. Trong khi đó, số lượng chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm là rất lớn và mức độ xuống cấp càng tăng lên theo thời gian. Sự tồn tại của các chung cư cũ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn làm mất mỹ quan bộ mặt đô thị.-Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, được kỳ vọng tháo gỡ những nút thắt, tạo đột phá cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trong thời gian tới đây.-Làm thế nào để quy định của luật phát huy được tác dụng, thực sự khơi thông những điểm nghẽn trong cải tạo chung cư cũ là nội dung chủ để đối thoại hôm nay với sự tham dự của hai vị khách mời: Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.