2024 - Những bước ngoặt xoay chuyển toàn cầu (28/12/2024)

“Bầu cử, xung đột, khủng hoảng, thiên tai” có lẽ là những từ khoá quan trọng nhất của một năm 2024 đầy biến động. Có những căng thẳng, mâu thuẫn cũ, cộng thêm những bước chiến sự leo thang mới - được đánh giá đã vượt mọi dự báo, phá vỡ nhiều giới hạn. Một “Năm Bầu cử” với con số kỷ lục hàng tỷ người đi bầu ở khắp các quốc gia, châu lục - mà kết quả đã góp phần định hình lại trật tự chính trị thế giới. Tất cả đã tạo nên những bước ngoặt xoay chuyển toàn cầu, mở ra những chương mới cho nhân loại. Vào thời điểm sắp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mời quí vị cùng chúng tôi xâu chuỗi, điểm lại những sự kiện, vấn đề, nhân vật ấn tượng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất và cùng phân tích xem, sau một năm chuyển động vô cùng mạnh mẽ, thế giới đang chuẩn bị những gì cho năm 2025 sắp tới? Đồng hành cùng chương trình là các Phóng viên Thường trú Đài TNVN tại tất cả các điểm nóng thế giới như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Nga, Trung Quốc… Và vị khách mời trực tiếp tại studio - Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An.

2024 - Những bước ngoặt xoay chuyển toàn cầu (28/12/2024)

2024 - Những bước ngoặt xoay chuyển toàn cầu (28/12/2024)

“Bầu cử, xung đột, khủng hoảng, thiên tai” có lẽ là những từ khoá quan trọng nhất của một năm 2024 đầy biến động. Có những căng thẳng, mâu thuẫn cũ, cộng thêm những bước chiến sự leo thang mới - được đánh giá đã vượt mọi dự báo, phá vỡ nhiều giới hạn. Một “Năm Bầu cử” với con số kỷ lục hàng tỷ người đi bầu ở khắp các quốc gia, châu lục - mà kết quả đã góp phần định hình lại trật tự chính trị thế giới. Tất cả đã tạo nên những bước ngoặt xoay chuyển toàn cầu, mở ra những chương mới cho nhân loại. Vào thời điểm sắp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mời quí vị cùng chúng tôi xâu chuỗi, điểm lại những sự kiện, vấn đề, nhân vật ấn tượng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất và cùng phân tích xem, sau một năm chuyển động vô cùng mạnh mẽ, thế giới đang chuẩn bị những gì cho năm 2025 sắp tới? Đồng hành cùng chương trình là các Phóng viên Thường trú Đài TNVN tại tất cả các điểm nóng thế giới như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Nga, Trung Quốc… Và vị khách mời trực tiếp tại studio - Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An.

Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện sau cai (21/12/2024)

Theo Bộ Công an, hiện toàn quốc có khoảng 226.000 người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy và người bị quản lý sau cai nghiện ma túy; trong đó có hơn 71.000 người đang ở ngoài xã hội, chiếm 42%. Hàng nghìn người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy có biểu hiện loạn thần, "ngáo đá". Đây được xác định là "nguồn cầu" tiêu thụ ma túy rất lớn, gây áp lực cho công tác phòng, chống ma túy, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao tội phạm về ma túy, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, gây mất ANTT tại nhiều địa phương. Để phòng chống ma tuý hiệu quả, cùng với việc ngăn chặn nguồn cung ma tuý, việc giảm “cầu” ma tuý trong cộng đồng một cách quyết liệt hơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vậy làm thế nào để giảm “cầu” ma túy, đặc biệt là qua việc nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện sau cai. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời : Thượng tá – Thạc sỹ Bùi Đức Thiêm - Báo cáo viên pháp luật Trung ương, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Bộ Công an và Thạc sỹ Vũ Thị Bền, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học và đào tạo, Viện nghiên cứu và ứng dụng phòng chống ma tuý PSD.

Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện sau cai (21/12/2024)

Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện sau cai (21/12/2024)

Theo Bộ Công an, hiện toàn quốc có khoảng 226.000 người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy và người bị quản lý sau cai nghiện ma túy; trong đó có hơn 71.000 người đang ở ngoài xã hội, chiếm 42%. Hàng nghìn người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy có biểu hiện loạn thần, "ngáo đá". Đây được xác định là "nguồn cầu" tiêu thụ ma túy rất lớn, gây áp lực cho công tác phòng, chống ma túy, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao tội phạm về ma túy, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, gây mất ANTT tại nhiều địa phương. Để phòng chống ma tuý hiệu quả, cùng với việc ngăn chặn nguồn cung ma tuý, việc giảm “cầu” ma tuý trong cộng đồng một cách quyết liệt hơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vậy làm thế nào để giảm “cầu” ma túy, đặc biệt là qua việc nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện sau cai. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời : Thượng tá – Thạc sỹ Bùi Đức Thiêm - Báo cáo viên pháp luật Trung ương, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Bộ Công an và Thạc sỹ Vũ Thị Bền, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học và đào tạo, Viện nghiên cứu và ứng dụng phòng chống ma tuý PSD.

Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy - thực trạng và giải pháp (17/12/2024)

Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy - thực trạng và giải pháp (17/12/2024)

Hiện nay, chất lượng nước tại 3 lưu vực sông lớn nhất nước ta là lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Đồng Nai, đặc biệt là lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đang bị ô nhiễm, có nhiều nơi ở mức báo động. Nguyên nhân là do nước thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp vào các dòng sông. Nhiều nơi như tỉnh Hà Nam, chất lượng nước suy giảm mạnh, các chỉ tiêu như oxy sinh hoá, amoni, cùng các chất dinh dưỡng chứa nitơ, phốt pho, colifom,… đo được đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và dự báo trong tương lai, mức độ ô nhiễm sẽ khủng khiếp hơn nếu như ngay từ bây giờ các dòng sông không được bảo vệ. Vậy làm sao để các dòng sông trở lại trong xanh?

Phát triển nguồn nhân lực y tế trong tình hình mới (14/12/2024)

Phát triển nguồn nhân lực y tế trong tình hình mới (14/12/2024)

Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức; vì thế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Điều này đã được Đảng, Nhà nước khẳng định thông qua nhiều chủ trương, chính sách để xây dựng được nền y tế chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế, đảm bảo mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân trong giai đoạn hiện nay, cần có những giải pháp nào để hiện thực hóa mục tiêu này? Trong chương trình Đối thoại hôm nay, các vị khách mời là PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, TS.BS Nguyễn Thị Mai Lan, Phó Giám đốc BV Ung bướu Hà Nội; Bác sỹ Phạm Hồng Việt, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cùng bàn luận về nội dung.

Kiểm soát ô nhiễm lưu vực sông - Cần xây dựng một luật riêng (10/12/2024)

Kiểm soát ô nhiễm lưu vực sông - Cần xây dựng một luật riêng (10/12/2024)

Thời gian qua, các vụ việc ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra ngày một nhiều và tần suất mà chúng xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng tăng lên đáng kể. Chúng ta đã từng chứng kiến những kênh, mương đen kịt, những đoạn sông cá chết trắng hoặc thậm chí là nổi bọt trắng xóa cả một vùng. Nói như vậy để thấy rằng, thực trang ô nhiễm nước ở nước ta đã trở nên rất cấp bách và đòi hỏi có chiến lược tổng thể để cải thiện tình hình, trong đó cần thiết phải hình thành một luật mới để kiểm soát ô nhiễm nước. Câu hỏi đặt ra là, tại sao cần hình thành một luật mới khi chúng ta đã có Luật bảo vệ môi trường 2020 và Luật tài nguyên nước 2023? Hệ thống pháp luật hiện có về kiểm soát ô nhiễm nước tại các lưu vực sông có những bất cập gì? Kinh nghiệm thành công từ các nước khác mà chúng ta có thể tham khảo trong việc xây dựng bộ luật này là gì? Những vấn đề về công nghệ xử lý ô nhiễm nước cần được quan tâm đúng mức ra sao? Đây sẽ là những nội dung được chúng tôi trao đổi với 2 vị khách mời trong chương trình ngày hôm nay.

Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới (30/11/2024)

Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới (30/11/2024)

Y tế tuyến cơ sở với đội ngũ hàng vạn cán bộ, nhân viên là tuyến y tế gần dân nhất, đảm nhận vai trò phòng chống dịch bệnh cũng như chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho y tế cơ sở phát huy được vai trò "người gác cổng" trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu đang là một trong những mục tiêu mà Chỉ thị số 25/CT-TW của Ban Bí thư đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Vậy đội ngũ y tế cơ sở đang có những nỗ lực ra sao để thực hiện nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới? Trong chương trình Đối thoại hôm nay, các vị khách mời là TS.BS Phạm Thái Hạ, Giám đốc BV Sản nhi tỉnh Phú Thọ, BS Lê Kỳ Trường, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Đông Triều, BS Nguyễn Thị Thu Bích, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Hoàng Quế, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.

Y tế cơ sở giỏi - Tôn vinh những tấm gương thầm lặng (23/11 2024)

Y tế cơ sở giỏi - Tôn vinh những tấm gương thầm lặng (23/11 2024)

Khách mời tham gia chương trình: Nhà báo Vũ Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe, Bộ Y tế và Ông Phạm Sơn Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CF Holdings. Chương trình còn có sự tham gia của chị Đặng Thị Hoa- Trưởng Trạm Y tế phường Long Thủy, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng (23/11/2024)

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 đã được Quốc hội khoá XV, thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024. Luật này có 9 chương, 89 điều quy định về quy tắc, phương tiện, người tham gia giao thông đường bộ (GTĐB), chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn GTĐB, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm TTATGTĐB, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời gian tới. Là bộ luật lớn góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong tình hình mới; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân vì vậy việc ban hành và thực thi Luật nhận được sự quan tâm của toàn xã hội “ Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng” là chủ đề được bàn luận trong chương trình với sự tham gia của hai vị khách mời: Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an. Luật sư Nguyễn Hồng Bách – Công ty Luật Hồng Bách và cộng sự:

Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng (23/11/2024)

Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng (23/11/2024)

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 đã được Quốc hội khoá XV, thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024. Luật này có 9 chương, 89 điều quy định về quy tắc, phương tiện, người tham gia giao thông đường bộ (GTĐB), chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn GTĐB, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm TTATGTĐB, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời gian tới. Là bộ luật lớn góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong tình hình mới; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân vì vậy việc ban hành và thực thi Luật nhận được sự quan tâm của toàn xã hội “ Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng” là chủ đề được bàn luận trong chương trình với sự tham gia của hai vị khách mời: Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an. Luật sư Nguyễn Hồng Bách – Công ty Luật Hồng Bách và cộng sự:

Xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy (19/11/2024)

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong cộng đồng và tại các tuyến trọng điểm như: tuyến Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc miền Trung - Tây Nguyên, Tây Nam, tuyến đường biển, đường hàng không, bưu điện. Tình trạng tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy khiến cộng đồng lo ngại. Để góp phần tạo môi trường sống trong sạch, bình yên, việc xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy được lực lượng công an các cấp triển tích cực khai nhiều năm qua, nhờ đó, nhiều điểm nóng về ma túy dần được xóa bỏ; ý thức cảnh giác, tham gia phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội của cán bộ, nhân dân được nâng lên, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương. Vậy việc xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy được triển khai ra sao để đạt hiệu quả lâu dài và thực chất? Đây cũng là nội dung chương trình Đối thoại mà các vị khách mời là Thượng tá Bùi Văn Tuấn - Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và chị Nguyễn Thị Hòa, Đội trưởng Đội Xã hội tình nguyện, Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy (19/11/2024)

Xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy (19/11/2024)

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong cộng đồng và tại các tuyến trọng điểm như: tuyến Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc miền Trung - Tây Nguyên, Tây Nam, tuyến đường biển, đường hàng không, bưu điện. Tình trạng tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy khiến cộng đồng lo ngại. Để góp phần tạo môi trường sống trong sạch, bình yên, việc xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy được lực lượng công an các cấp triển tích cực khai nhiều năm qua, nhờ đó, nhiều điểm nóng về ma túy dần được xóa bỏ; ý thức cảnh giác, tham gia phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội của cán bộ, nhân dân được nâng lên, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương. Vậy việc xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy được triển khai ra sao để đạt hiệu quả lâu dài và thực chất? Đây cũng là nội dung chương trình Đối thoại mà các vị khách mời là Thượng tá Bùi Văn Tuấn - Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và chị Nguyễn Thị Hòa, Đội trưởng Đội Xã hội tình nguyện, Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới (9/11/2024)

Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới (9/11/2024)

Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định, đột phá về thể chế là nhiệm vụ đầu tiên trong ba đột phá chiến lược của nhiệm kỳ tiếp theo. Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa 13 ( tháng 9/2024), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh chủ trương này. Khẳng định: Đổi mới thể chế là nhằm đổi mới cơ chế vận hành phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo tiền đề để nước ta bước vào kỷ nguyên mới. Vì sao phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế? Nội hàm của việc đổi mới, hoàn thiện thể chế như thế nào? Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình với chủ đề: ĐỔI MỚI THẾ CHẾ, BƯỚC ĐỘT PHÁ TẠO TIỀN ĐỀ ĐỂ ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI Với sự tham gia của các vị khách mời: Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội và TS Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản