Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Tạo bứt phá cho ngành nông nghiệp nhờ khoa học công nghệ (05/03/2023)

Dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu khiến gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mặn xâm nhập, hạn hán, mưa bão trái mùa; hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế cũng đặt ra các yêu cầu mới về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, các tiêu chí về môi trường,… cho nông sản Việt. Để biến thách thức thành cơ hội, ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều định hướng, chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp duy trì là trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo luôn được coi là mũi nhọn, chìa khóa thành công cho nền tảng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp thông minh. Ứng dụng khoa học và công nghệ không chỉ là công nghệ sản xuất mới mà còn là giải pháp về quản lý nhằm giảm bớt chi phí, từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh. Hai vị khách mời là PSG.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng bàn luận về nội dung này.

Tạo bứt phá cho ngành nông nghiệp nhờ khoa học công nghệ (05/03/2023)

Dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu khiến gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mặn xâm nhập, hạn hán, mưa bão trái mùa; hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế cũng đặt ra các yêu cầu mới về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, các tiêu chí về môi trường,… cho nông sản Việt. Để biến thách thức thành cơ hội, ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều định hướng, chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp duy trì là trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo luôn được coi là mũi nhọn, chìa khóa thành công cho nền tảng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp thông minh. Ứng dụng khoa học và công nghệ không chỉ là công nghệ sản xuất mới mà còn là giải pháp về quản lý nhằm giảm bớt chi phí, từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh. Hai vị khách mời là PSG.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng bàn luận về nội dung này.

Kiên quyết đấu tranh chống khai thác thủy sản bất hợp pháp sớm gỡ thẻ vàng EC (19/02/2023)

Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Hơn 5 năm qua, Việt Nam đã thực thi các giải pháp kiểm soát đánh bắt để tuân thủ Luật pháp của Châu Âu về khai thác thuỷ sản bất hợp pháp không báo cáo, không theo quy định (gọi tắt là IUU). Tuy nhiên đến hết năm 2022, phía EC vẫn đánh giá một số kết quả chống khai thác thủy sản IUU chưa có sự chuyển biển rõ nét. Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài có giảm nhưng chưa thực sự vững chắc và vẫn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, thời gian gần đây, xuất hiện một số vụ việc nghiêm trọng như sử dụng tên, đăng ký tàu giả để khai thác hải sản trái phép; tình trạng sử dụng tàu có chiều dài dưới 15m không lắp thiết bị giám sát hành trình để xâm phạm vùng biển nước ngoài. Nếu các địa phương không tăng cường các giải pháp và hành động quyết liệt để tháo gỡ thẻ vàng thì mục tiêu gỡ thẻ vàng của EC trong năm 2023, chấm dứt khai thác thủy sản bất hợp pháp mà Thủ tướng Chính phủ đề ra khó có thể thực hiện được. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật trực tiếp với chủ đề: “Kiên quyết chống khai thác thủy sản bất hợp pháp để sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC” với sự tham gia của 2 vị khách mời. Trân trọng giới thiệu: 1. Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư- Tổng cục Thủy sản 2. Ông Hồ Trọng Phương Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Ngãi

Kiên quyết đấu tranh chống khai thác thủy sản bất hợp pháp sớm gỡ thẻ vàng EC (19/02/2023)

Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Hơn 5 năm qua, Việt Nam đã thực thi các giải pháp kiểm soát đánh bắt để tuân thủ Luật pháp của Châu Âu về khai thác thuỷ sản bất hợp pháp không báo cáo, không theo quy định (gọi tắt là IUU). Tuy nhiên đến hết năm 2022, phía EC vẫn đánh giá một số kết quả chống khai thác thủy sản IUU chưa có sự chuyển biển rõ nét. Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài có giảm nhưng chưa thực sự vững chắc và vẫn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, thời gian gần đây, xuất hiện một số vụ việc nghiêm trọng như sử dụng tên, đăng ký tàu giả để khai thác hải sản trái phép; tình trạng sử dụng tàu có chiều dài dưới 15m không lắp thiết bị giám sát hành trình để xâm phạm vùng biển nước ngoài. Nếu các địa phương không tăng cường các giải pháp và hành động quyết liệt để tháo gỡ thẻ vàng thì mục tiêu gỡ thẻ vàng của EC trong năm 2023, chấm dứt khai thác thủy sản bất hợp pháp mà Thủ tướng Chính phủ đề ra khó có thể thực hiện được. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật trực tiếp với chủ đề: “Kiên quyết chống khai thác thủy sản bất hợp pháp để sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC” với sự tham gia của 2 vị khách mời. Trân trọng giới thiệu: 1. Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư- Tổng cục Thủy sản 2. Ông Hồ Trọng Phương Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Ngãi

Phát huy lợi thế “trục động lực” kết nối kinh tế khu vực và cả nước (29/1/2023)

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu: Đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội... - Ngày 01/8/2022 Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm “hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng”, Lào Cai được xác định là một “cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng”, là “trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”. - “Phát huy lợi thế “trục động lực” kết nối kinh tế khu vực và cả nước” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật được Kênh Thời sự - VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Lào Cai thực hiện chào mừng năm mới Quý Mão 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. - Khách mời của chương trình là ông Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban tuyên truyền lý luận, Báo Nhân Dân.

Phát huy lợi thế “trục động lực” kết nối kinh tế khu vực và cả nước (29/1/2023)

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu: Đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội... - Ngày 01/8/2022 Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm “hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng”, Lào Cai được xác định là một “cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng”, là “trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”. - “Phát huy lợi thế “trục động lực” kết nối kinh tế khu vực và cả nước” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật được Kênh Thời sự - VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Lào Cai thực hiện chào mừng năm mới Quý Mão 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. - Khách mời của chương trình là ông Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban tuyên truyền lý luận, Báo Nhân Dân.

Tuyên chiến với gian lận trên môi trường thương mại điện tử: Những giải pháp cấp bách trong năm 2023 (15/01/2023)

Thương mại điện tử đang là một lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được một số tổ chức ghi nhận nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử cũng diễn ra phức tạp. Tăng cường xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại và chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023. Đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; Bà Vũ Thị Minh Ngọc, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương; Ông Bùi Trung Hiếu, Phó Trưởng phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế số 1, Cục thanh tra, kiểm tra thuế, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính.

Tuyên chiến với gian lận trên môi trường thương mại điện tử: Những giải pháp cấp bách trong năm 2023 (15/01/2023)

Thương mại điện tử đang là một lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được một số tổ chức ghi nhận nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử cũng diễn ra phức tạp. Tăng cường xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại và chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023. Đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; Bà Vũ Thị Minh Ngọc, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương; Ông Bùi Trung Hiếu, Phó Trưởng phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế số 1, Cục thanh tra, kiểm tra thuế, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính.

Nghe Radio

Đang phát

Chương trình: Cùng bạn sống khỏe

17h-17h30

play

Live

Lịch phát sóng

13h30 - 13h05

Bản tin nông nghiệp

13h05 - 13h20

Mùa vàng (phát lại)

13h20 - 13h25

Quảng cáo

13h25 - 13h40

Dòng chảy kinh tế (phát lại)

13h40 - 13h45

Quảng cáo

13h45 - 14h00

Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)

14h00 - 14h05

Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)

14h05 - 14h35

Chân dung cuộc sống

14h35 - 14h50

Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)
Mới nhất Đọc nhiều Bàn luận nhiều nhất