Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Tăng cường tiết kiệm điện: Giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo điện cao điểm mùa nắng nóng 2023 (14/05/2023)

Nắng nóng, khô hạn, ngày 13/05/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện (số 397/CĐ-TTg) về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm nắng nóng năm 2023; yêu cầu “Bằng mọi cách không để xảy ra thiếu điện”! Người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh vai trò của công tác tiết kiệm điện. “Đây cần phải được coi là một giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đẩy mạnh truyền thông hơn nữa về việc tiết kiệm điện, nhất là với các khách hàng sử dụng điện lớn”. Và đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ TKNL và phát triển bền vững, Bộ Công Thương và ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tăng cường tiết kiệm điện: Giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo điện cao điểm mùa nắng nóng 2023 (14/05/2023)

Nắng nóng, khô hạn, ngày 13/05/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện (số 397/CĐ-TTg) về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm nắng nóng năm 2023; yêu cầu “Bằng mọi cách không để xảy ra thiếu điện”! Người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh vai trò của công tác tiết kiệm điện. “Đây cần phải được coi là một giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đẩy mạnh truyền thông hơn nữa về việc tiết kiệm điện, nhất là với các khách hàng sử dụng điện lớn”. Và đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ TKNL và phát triển bền vững, Bộ Công Thương và ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Phòng chống thiên tai trong năm 2023 – chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa (07/05/2023)

Thưa quý vị và các bạn! Thời gian qua, quý vị và các bạn cũng đã nghe và chứng kiến sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai, bão lũ trên khắp mọi miền đất nước. Sự dị thường của thời tiết được thể hiện ngay từ đầu năm 2023 đến nay, những trận mưa lớn, dông lốc, sạt lở bờ sông, động đất v.v… đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng. Mới đây, tại Hội nghị toàn Quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Để ứng phó với thiên tai cực đoan, không theo qui luật cần chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa, đặc biệt quan tâm đến công tác truyền thông, không chỉ trong ứng phó mà còn cả trong nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền và người dân trong phòng, chống thiên tai. Phòng chống thiên tai trong năm 2023 – cần chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa là nội dung sẽ được bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay, hướng đến kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống PCTT của nước ta (22/05/1946 - 22/05/2023). Các vị khách mời tham gia diễn đàn: 1. Ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng phòng Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) 2. Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTVQG (Bộ Tài nguyên &Môi trường)

Phòng chống thiên tai trong năm 2023 – chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa (07/05/2023)

Thưa quý vị và các bạn! Thời gian qua, quý vị và các bạn cũng đã nghe và chứng kiến sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai, bão lũ trên khắp mọi miền đất nước. Sự dị thường của thời tiết được thể hiện ngay từ đầu năm 2023 đến nay, những trận mưa lớn, dông lốc, sạt lở bờ sông, động đất v.v… đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng. Mới đây, tại Hội nghị toàn Quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Để ứng phó với thiên tai cực đoan, không theo qui luật cần chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa, đặc biệt quan tâm đến công tác truyền thông, không chỉ trong ứng phó mà còn cả trong nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền và người dân trong phòng, chống thiên tai. Phòng chống thiên tai trong năm 2023 – cần chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa là nội dung sẽ được bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay, hướng đến kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống PCTT của nước ta (22/05/1946 - 22/05/2023). Các vị khách mời tham gia diễn đàn: 1. Ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng phòng Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) 2. Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTVQG (Bộ Tài nguyên &Môi trường)

Kinh tế xanh - thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam (30/04/2023)

- Những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu phát triển rất cao, như đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao, đến năm 2050 giảm phát thải ròng các-bon bằng 0. - Kinh tế xanh được hiểu đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải các-bon, ô nhiễm môi trường, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái. - Kinh tế xanh tập trung vào ba trụ cột chính gồm: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Dù phát triển xanh là một trong những hướng đi tất yếu mà Việt Nam đang theo đuổi nhưng con đường tiến tới "nền kinh tế xanh" đang đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. - Để Việt Nam vượt qua các khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, cần có sự đồng hành giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, cùng chia sẻ tầm nhìn và chiến lược phát triển nhanh, xanh và bền vững. Diễn đàn: “Kinh tế xanh – Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam” thông tin đa chiều về vấn đề này. Khách mời tham gia bàn luận: Ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.

Kinh tế xanh - thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam (30/04/2023)

- Những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu phát triển rất cao, như đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao, đến năm 2050 giảm phát thải ròng các-bon bằng 0. - Kinh tế xanh được hiểu đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải các-bon, ô nhiễm môi trường, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái. - Kinh tế xanh tập trung vào ba trụ cột chính gồm: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Dù phát triển xanh là một trong những hướng đi tất yếu mà Việt Nam đang theo đuổi nhưng con đường tiến tới "nền kinh tế xanh" đang đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. - Để Việt Nam vượt qua các khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, cần có sự đồng hành giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, cùng chia sẻ tầm nhìn và chiến lược phát triển nhanh, xanh và bền vững. Diễn đàn: “Kinh tế xanh – Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam” thông tin đa chiều về vấn đề này. Khách mời tham gia bàn luận: Ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.

Để kinh tế tư nhân trở thành “động lực quan trọng” – cần hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo (16/4/2023)

Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Để kinh tế tư nhân trở thành “động lực quan trọng” – cần hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo (16/4/2023)

Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sửa đổi Luật Hợp tác xã - động lực mới cho kinh tế tập thể (09/04/2023)

Ngày 6/4 vừa qua, nhân kỷ niệm 77 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam (11/04), Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện tọa đàm “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới”. Trong khuôn khổ cuộc tọa đàm, các khách mời đã cùng nhau trao đổi, làm rõ hơn vai trò của kinh tế tập thể, một động lực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong đó nòng cốt là hợp tác xã; sự cần thiết phải sớm hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý, trọng tâm là sửa đổi Luật Hợp tác xã nhằm thúc đẩy kinh tế tập thể và hợp tác xã vững mạnh; bài học phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã trên thế giới và tại Việt Nam. Chương trình Diễn đàn Chủ nhật (09/04), Ban Thời sự (VOV1) trích phát lại Phiên 2 của tọa đàm có nhan đề: “Sửa đổi Luật Hợp tác xã - động lực mới cho kinh tế tập thể” Phiên Tọa đàm có sự tham gia của: - Ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. - Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam. - Ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. - Ông Phùng Quốc Chí, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang. - Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Sản xuất và Thương Mại thủy sản Xuyên Việt, Hải Dương. - Ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp sẽ đồng hành cùng Nhà báo Hương Lan trong vai trò vừa là người dẫn chương trình, vừa tham gia bình luận, phân tích chuyên sâu cùng các vị khách mời.

Sửa đổi Luật Hợp tác xã - động lực mới cho kinh tế tập thể (09/04/2023)

Ngày 6/4 vừa qua, nhân kỷ niệm 77 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam (11/04), Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện tọa đàm “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới”. Trong khuôn khổ cuộc tọa đàm, các khách mời đã cùng nhau trao đổi, làm rõ hơn vai trò của kinh tế tập thể, một động lực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong đó nòng cốt là hợp tác xã; sự cần thiết phải sớm hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý, trọng tâm là sửa đổi Luật Hợp tác xã nhằm thúc đẩy kinh tế tập thể và hợp tác xã vững mạnh; bài học phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã trên thế giới và tại Việt Nam. Chương trình Diễn đàn Chủ nhật (09/04), Ban Thời sự (VOV1) trích phát lại Phiên 2 của tọa đàm có nhan đề: “Sửa đổi Luật Hợp tác xã - động lực mới cho kinh tế tập thể” Phiên Tọa đàm có sự tham gia của: - Ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. - Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam. - Ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. - Ông Phùng Quốc Chí, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang. - Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Sản xuất và Thương Mại thủy sản Xuyên Việt, Hải Dương. - Ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp sẽ đồng hành cùng Nhà báo Hương Lan trong vai trò vừa là người dẫn chương trình, vừa tham gia bình luận, phân tích chuyên sâu cùng các vị khách mời.

Nghị quyết 33: Kỳ vọng khơi thông “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản (26/3/2023)

- Thị trường bất động sản nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về thanh khoản. Sự mất cân đối giữa các phân khúc, trong khi bất động sản cao cấp dư cung, thì bất động sản giá bình dân, dành cho người có nhu cầu thực lại thiếu trầm trọng. Hàng loạt vướng mắc về thủ tục pháp lý, thiếu vốn khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh thậm chí dừng thi công xây dựng một số dự án, hoặc không triển khai các dự án mới. - Trong bối cảnh đó, ngày 11/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nghị quyết ra đời trong thời điểm này được kỳ vọng có thể tháo gỡ một số khó khăn, góp phần khơi thông cho thị trường bất động sản. “Nghị quyết 33: Kỳ vọng khơi thông “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản” là chủ đề của chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay 926/3/2023). Khách mời: Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong và Tiến sỹ Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam.

Nghị quyết 33: Kỳ vọng khơi thông “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản (26/3/2023)

- Thị trường bất động sản nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về thanh khoản. Sự mất cân đối giữa các phân khúc, trong khi bất động sản cao cấp dư cung, thì bất động sản giá bình dân, dành cho người có nhu cầu thực lại thiếu trầm trọng. Hàng loạt vướng mắc về thủ tục pháp lý, thiếu vốn khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh thậm chí dừng thi công xây dựng một số dự án, hoặc không triển khai các dự án mới. - Trong bối cảnh đó, ngày 11/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nghị quyết ra đời trong thời điểm này được kỳ vọng có thể tháo gỡ một số khó khăn, góp phần khơi thông cho thị trường bất động sản. “Nghị quyết 33: Kỳ vọng khơi thông “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản” là chủ đề của chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay 926/3/2023). Khách mời: Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong và Tiến sỹ Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam.

Nghe Radio

Đang phát

Chương trình: Cùng bạn sống khỏe

17h-17h30

play

Live

Lịch phát sóng

13h30 - 13h05

Bản tin nông nghiệp

13h05 - 13h20

Mùa vàng (phát lại)

13h20 - 13h25

Quảng cáo

13h25 - 13h40

Dòng chảy kinh tế (phát lại)

13h40 - 13h45

Quảng cáo

13h45 - 14h00

Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)

14h00 - 14h05

Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)

14h05 - 14h35

Chân dung cuộc sống

14h35 - 14h50

Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)
Mới nhất Đọc nhiều Bàn luận nhiều nhất