Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã được Đảng và Nhà nước khẳng định trong Nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 tại Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Kết luận số 56 ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị; Luật Hợp tác xã 2012 và hệ thống các văn bản, nghị quyết liên quan. Hiện nay, các hợp tác xã, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đang phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình mới, cách làm hay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của nhiều hợp tác xã chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất, năng lực nội tại về vốn, nguồn nhân lực và trình độ quản lý còn yếu dẫn đến sức cạnh tranh kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Nhận diện thách thức, trên cơ sở đó tìm giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13”. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác & phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).

Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã được Đảng và Nhà nước khẳng định trong Nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 tại Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Kết luận số 56 ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị; Luật Hợp tác xã 2012 và hệ thống các văn bản, nghị quyết liên quan. Hiện nay, các hợp tác xã, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đang phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình mới, cách làm hay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của nhiều hợp tác xã chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất, năng lực nội tại về vốn, nguồn nhân lực và trình độ quản lý còn yếu dẫn đến sức cạnh tranh kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Nhận diện thách thức, trên cơ sở đó tìm giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13”. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác & phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).

Thực hiện Hiệp định về Biện pháp các quốc gia có cảng: Giải pháp góp phần chống khai thác bất hợp pháp IUU (17/10/2021)

Sau 4 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu cảnh báo "thẻ vàng" đối với nghề cá Việt Nam vào tháng 10/2017, Việt Nam đã công khai minh bạch kết quả kiểm tra chấn chỉnh, kiểm soát hàng thủy sản xuất sang EU và đã xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý là căn cứ để triển khai các nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp. Thêm vào đó, Việt Nam đã gia nhập và thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của FAO. Điều này thể hiện những nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác bất hợp pháp. Thực hiện có hiệu quả Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng là một trong những giải pháp giúp khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Đến nay, Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng đã được triển khai như thế nào? Cần có giải pháp gì để thực hiện có hiệu quả Hiệp định góp phần sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình diễn đàn chủ nhật với chủ đề “Thực hiện Hiệp định về Biện pháp các quốc gia có cảng: Giải pháp góp phần chống khai thác bất hợp pháp IUU”. 2 vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình: -Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Ông Nguyễn Song Hà, Chuyên viên Tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, Chuyên gia nghiên cứu về Luật quốc tế.

Thực hiện Hiệp định về Biện pháp các quốc gia có cảng: Giải pháp góp phần chống khai thác bất hợp pháp IUU (17/10/2021)

Sau 4 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu cảnh báo "thẻ vàng" đối với nghề cá Việt Nam vào tháng 10/2017, Việt Nam đã công khai minh bạch kết quả kiểm tra chấn chỉnh, kiểm soát hàng thủy sản xuất sang EU và đã xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý là căn cứ để triển khai các nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp. Thêm vào đó, Việt Nam đã gia nhập và thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của FAO. Điều này thể hiện những nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác bất hợp pháp. Thực hiện có hiệu quả Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng là một trong những giải pháp giúp khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Đến nay, Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng đã được triển khai như thế nào? Cần có giải pháp gì để thực hiện có hiệu quả Hiệp định góp phần sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình diễn đàn chủ nhật với chủ đề “Thực hiện Hiệp định về Biện pháp các quốc gia có cảng: Giải pháp góp phần chống khai thác bất hợp pháp IUU”. 2 vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình: -Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Ông Nguyễn Song Hà, Chuyên viên Tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, Chuyên gia nghiên cứu về Luật quốc tế.

Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp (03/10/2021)

Đại dịch covid19 đã và đang gây nhiều tác động lớn tới mọi mặt đời sống. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, mặc dù được xem là bệ đỡ kinh tế, tuy nhiên, lại là ngành dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất bởi thiên tai, dịch bệnh, nhất là những khu vực, vùng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết để phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định phát triển ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xác định 3 yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh. Đặc biệt, đối với nông nghiệp, chúng ta sẽ tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng và giá trị gia tăng đột biến hơn so với giá trị gia tăng từ tăng cao sản lượng. Đặc biệt, đưa ứng dụng công nghiệp cao, chú trọng sơ chế, bảo quản, đóng bao bì và thương mại điện tử cho lĩnh vực nông sản, từ đó tạo ra cú hích cho sản xuất nông nghiệp. Để chuyển đổi nền nông nghiệp từ sản lượng sang chất lượng, có tư duy mạnh lạc, mang tầm rộng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, lâu dài... đáp ứng những hàng rào kỹ thuật trong các hiệp định thương mại quốc tế thì cần phải thay đổi rất nhiều. Vậy “Để Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp bền vững” chúng ta cần phải làm gì? Đâu là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa vấn đề? Khách mời chương trình: 1. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục Trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Ông: Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia Nông nghiệp.

Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp (03/10/2021)

Đại dịch covid19 đã và đang gây nhiều tác động lớn tới mọi mặt đời sống. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, mặc dù được xem là bệ đỡ kinh tế, tuy nhiên, lại là ngành dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất bởi thiên tai, dịch bệnh, nhất là những khu vực, vùng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết để phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định phát triển ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xác định 3 yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh. Đặc biệt, đối với nông nghiệp, chúng ta sẽ tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng và giá trị gia tăng đột biến hơn so với giá trị gia tăng từ tăng cao sản lượng. Đặc biệt, đưa ứng dụng công nghiệp cao, chú trọng sơ chế, bảo quản, đóng bao bì và thương mại điện tử cho lĩnh vực nông sản, từ đó tạo ra cú hích cho sản xuất nông nghiệp. Để chuyển đổi nền nông nghiệp từ sản lượng sang chất lượng, có tư duy mạnh lạc, mang tầm rộng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, lâu dài... đáp ứng những hàng rào kỹ thuật trong các hiệp định thương mại quốc tế thì cần phải thay đổi rất nhiều. Vậy “Để Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp bền vững” chúng ta cần phải làm gì? Đâu là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa vấn đề? Khách mời chương trình: 1. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục Trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Ông: Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia Nông nghiệp.