Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo (30/05/2021)

Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, khai thác thủy sản được xác định là một trong 6 ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sự có mặt thường xuyên của hàng nghìn ngư dân trên những con tàu hàng ngày khai thác hải sản trên các vùng biển của đất nước vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, trước tình hình trên biển có nhiều diễn biến phức tạp như thời tiết, giông bão, sóng gió bất thường và đôi khi còn phải đối mặt với những thử thách, hiểm nguy khác khiến ngư dân gặp không ít khó khăn trong quá trình đánh bắt. Làm thế nào để ngư dân vươn khơi an toàn, hiệu quả, đặc biệt khi mùa mưa bão đang đến gần? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo” nhằm giúp bà con cả nước hiểu rõ hơn hoạt động của các ngành, các lực lượng đối với việc hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển, đảo của đất nước. Do dịch bệnh Covid19 đang có diễn biến phức tạp nên chúng tôi kết nối điện thoại với các vị khách mời: Thượng tá Trần Mạnh Chiến, Chủ nhiệm Chính trị, Vùng 4 Hải quân và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam để cùng trao đổi về vấn đề này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo (30/05/2021)

Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, khai thác thủy sản được xác định là một trong 6 ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sự có mặt thường xuyên của hàng nghìn ngư dân trên những con tàu hàng ngày khai thác hải sản trên các vùng biển của đất nước vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, trước tình hình trên biển có nhiều diễn biến phức tạp như thời tiết, giông bão, sóng gió bất thường và đôi khi còn phải đối mặt với những thử thách, hiểm nguy khác khiến ngư dân gặp không ít khó khăn trong quá trình đánh bắt. Làm thế nào để ngư dân vươn khơi an toàn, hiệu quả, đặc biệt khi mùa mưa bão đang đến gần? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo” nhằm giúp bà con cả nước hiểu rõ hơn hoạt động của các ngành, các lực lượng đối với việc hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển, đảo của đất nước. Do dịch bệnh Covid19 đang có diễn biến phức tạp nên chúng tôi kết nối điện thoại với các vị khách mời: Thượng tá Trần Mạnh Chiến, Chủ nhiệm Chính trị, Vùng 4 Hải quân và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam để cùng trao đổi về vấn đề này.

Kiên định “mục tiêu kép” trong điều kiện mới

Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự phục hồi và cho những kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cả ở trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu khẩu đều tăng cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Đó là những thông tin rất tích cực được Chính phủ khẳng định tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng tư vừa qua. Chính phủ cũng đã nhìn rõ những khó khăn thách thức đặt ra khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nếu không được kiểm soát sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân - từ việc phải chịu tác động tiêu cực, trực tiếp của dịch bệnh, đến những tác động tiêu cực từ các biện pháp phòng chống dịch. Đây là tinh thần rất mới của thủ tướng chính phủ. Kiên định “mục tiêu kép” trong điều kiện mới là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này - với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời là ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương và chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong:

Kiên định “mục tiêu kép” trong điều kiện mới

Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự phục hồi và cho những kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cả ở trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu khẩu đều tăng cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Đó là những thông tin rất tích cực được Chính phủ khẳng định tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng tư vừa qua. Chính phủ cũng đã nhìn rõ những khó khăn thách thức đặt ra khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nếu không được kiểm soát sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân - từ việc phải chịu tác động tiêu cực, trực tiếp của dịch bệnh, đến những tác động tiêu cực từ các biện pháp phòng chống dịch. Đây là tinh thần rất mới của thủ tướng chính phủ. Kiên định “mục tiêu kép” trong điều kiện mới là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này - với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời là ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương và chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong:

Nâng cao giá trị và thương hiệu lúa gạo Việt Nam (02/05/2021)

Thưa quý vị và các bạn, sự phát triển của ngành hàng lúa gạo trong hàng chục năm qua đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước, mà còn liên tục là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, có một bài toán mà lâu nay ngành nông nghiệp và các địa phương vẫn “miệt mài” đi tìm lời giải là làm thế nào để gia tăng giá trị cho lúa gạo khi vươn ra thị trường quốc tế? Bởi mặc dù là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng một số loại gạo Việt Nam vẫn có giá thấp hơn so với các quốc gia khác dù chất lượng không thua kém; các sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn vẫn chưa có nhiều; thu nhập của người trồng lúa dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, đa số chưa thể làm giàu với cây trồng này. Vậy cần làm gì để nâng cao giá trị và thương hiệu cho gạo Việt Nam. Đây sẽ là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nâng cao giá trị và thương hiệu lúa gạo Việt Nam (02/05/2021)

Thưa quý vị và các bạn, sự phát triển của ngành hàng lúa gạo trong hàng chục năm qua đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước, mà còn liên tục là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, có một bài toán mà lâu nay ngành nông nghiệp và các địa phương vẫn “miệt mài” đi tìm lời giải là làm thế nào để gia tăng giá trị cho lúa gạo khi vươn ra thị trường quốc tế? Bởi mặc dù là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng một số loại gạo Việt Nam vẫn có giá thấp hơn so với các quốc gia khác dù chất lượng không thua kém; các sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn vẫn chưa có nhiều; thu nhập của người trồng lúa dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, đa số chưa thể làm giàu với cây trồng này. Vậy cần làm gì để nâng cao giá trị và thương hiệu cho gạo Việt Nam. Đây sẽ là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tăng cường phối hợp tuyên truyền biển đảo đến mọi tầng lớp nhân dân ven biển (18/04/2021)

Cùng với việc tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thì nhân dân tại các huyện đảo đặc biệt là ngư dân cần được trang bị các kiến thức về biển, đảo; pháp luật biển Việt Nam và các quy định của pháp luật quốc tế liên quan, vv… Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật biển cho mọi tầng lớp nhân dân là điều cần thiết và cần được tổ chức thường xuyên. Thực tiễn cho thấy, công tác tuyền truyền biển đảo chỉ đạt được hiệu quả khi được tổ chức phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch khoa học, triển khai đồng bộ các giải pháp. Vì thế địa phương cùng các lực lượng chức năng cần tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, làm cho đông đảo quần chúng và các tầng lớp nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển, đảo. Từ đó, phát huy mọi nguồn lực trong xây dựng và bảo vệ biển, đảo, giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Tăng cường phối hợp tuyên truyền biển đảo đến mọi tầng lớp nhân dân ven biển” với sự tham gia của Đại tá Lương Đình Hưng, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ pháp luật, BTL Cảnh sát biển VN và Ông Trần Quang Tường, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng.

Tăng cường phối hợp tuyên truyền biển đảo đến mọi tầng lớp nhân dân ven biển (18/04/2021)

Cùng với việc tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thì nhân dân tại các huyện đảo đặc biệt là ngư dân cần được trang bị các kiến thức về biển, đảo; pháp luật biển Việt Nam và các quy định của pháp luật quốc tế liên quan, vv… Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật biển cho mọi tầng lớp nhân dân là điều cần thiết và cần được tổ chức thường xuyên. Thực tiễn cho thấy, công tác tuyền truyền biển đảo chỉ đạt được hiệu quả khi được tổ chức phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch khoa học, triển khai đồng bộ các giải pháp. Vì thế địa phương cùng các lực lượng chức năng cần tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, làm cho đông đảo quần chúng và các tầng lớp nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển, đảo. Từ đó, phát huy mọi nguồn lực trong xây dựng và bảo vệ biển, đảo, giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Tăng cường phối hợp tuyên truyền biển đảo đến mọi tầng lớp nhân dân ven biển” với sự tham gia của Đại tá Lương Đình Hưng, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ pháp luật, BTL Cảnh sát biển VN và Ông Trần Quang Tường, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng.

Giải pháp tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp (04/04/2021)

Thời gian gần đây, nông nghiệp Việt Nam phát triển khá toàn diện và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng cao. Thị trường nông sản cũng có bước phát triển mới, có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU... Những thành công này đều có sự đóng góp của khoa học công nghệ. Tuy vậy, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, thị trường khoa học công nghệ còn nhiều bất cập và việc chuyển giao công nghệ giữa nghiên cứu và thực tiễn vẫn là một bài toán khó. Chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích về thực trạng và những giải pháp để tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Hai vị khách mời tham gia chương trình: - GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Giải pháp tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp (04/04/2021)

Thời gian gần đây, nông nghiệp Việt Nam phát triển khá toàn diện và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng cao. Thị trường nông sản cũng có bước phát triển mới, có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU... Những thành công này đều có sự đóng góp của khoa học công nghệ. Tuy vậy, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, thị trường khoa học công nghệ còn nhiều bất cập và việc chuyển giao công nghệ giữa nghiên cứu và thực tiễn vẫn là một bài toán khó. Chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích về thực trạng và những giải pháp để tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Hai vị khách mời tham gia chương trình: - GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.