Cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và công tác quản lý nhằm gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam (23/8/2020)

Trong những năm qua, ngành khai thác hải ở nước ta có những bước phát triển đáng ghi nhận với sự gia tăng về công suất, kích cỡ của tàu cá và sản lượng khai thác. Cùng với đó, hệ thống cảng cá ở các địa phương cũng được quan tâm đầu tư với nhiều quy định mới, giúp công tác quản lý cảng cá có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, từ khi Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam với khuyến cáo về truy xuất nguồn gốc hải sản tại cảng, rồi những quy định mới của Luật thủy sản 2017 về cảng cá nhằm gỡ thẻ vàng cho thủy sản nước ta đã đặt ra nhiều vấn đề về quản lý và vận hành cảng cá trong giai đoạn hiện nay. Vậy thực tế hiện nay các cảng cá đang hoạt động như thế nào? Những khó khăn, vướng mắc như thế nào trong vận hành cảng? Cần những giải pháp gì để giải quyết vấn đề này? Cùng bàn luận với hai vị khách mời: Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Chi nhánh Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu - Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông.

Cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và công tác quản lý nhằm gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam (23/8/2020)

Trong những năm qua, ngành khai thác hải ở nước ta có những bước phát triển đáng ghi nhận với sự gia tăng về công suất, kích cỡ của tàu cá và sản lượng khai thác. Cùng với đó, hệ thống cảng cá ở các địa phương cũng được quan tâm đầu tư với nhiều quy định mới, giúp công tác quản lý cảng cá có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, từ khi Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam với khuyến cáo về truy xuất nguồn gốc hải sản tại cảng, rồi những quy định mới của Luật thủy sản 2017 về cảng cá nhằm gỡ thẻ vàng cho thủy sản nước ta đã đặt ra nhiều vấn đề về quản lý và vận hành cảng cá trong giai đoạn hiện nay. Vậy thực tế hiện nay các cảng cá đang hoạt động như thế nào? Những khó khăn, vướng mắc như thế nào trong vận hành cảng? Cần những giải pháp gì để giải quyết vấn đề này? Cùng bàn luận với hai vị khách mời: Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Chi nhánh Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu - Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông.

Giải pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm (5/7/2020)

6 tháng đầu năm nay, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (gọi tắt là Covid-19) bùng phát mạnh trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay. Đối với Việt nam, tăng trưởng sản phẩm quốc nội GDP trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.Tiêu dùng chỉ tăng 0,69% so với cùng kỳ năm ngoái; tích lũy tài sản tăng 1,93%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,31%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%...Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Trong cuộc họp của Chính phủ với các địa phương vào giữa tuần, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện phương châm quyết liệt phục hồi tăng trưởng, tận dụng tốt cơ hội do kiểm soát sớm dịch bệnh, kiên quyết không để dịch Covid-19 quay lại nước ta nhưng đồng thời phải tiến công mạnh mẽ để phát triển kinh tế phục hồi tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đây cũng là nội dung chính được bàn luận với các khách mời là ông Nguyễn Đình Cung- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.

Giải pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm (5/7/2020)

6 tháng đầu năm nay, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (gọi tắt là Covid-19) bùng phát mạnh trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay. Đối với Việt nam, tăng trưởng sản phẩm quốc nội GDP trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.Tiêu dùng chỉ tăng 0,69% so với cùng kỳ năm ngoái; tích lũy tài sản tăng 1,93%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,31%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%...Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Trong cuộc họp của Chính phủ với các địa phương vào giữa tuần, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện phương châm quyết liệt phục hồi tăng trưởng, tận dụng tốt cơ hội do kiểm soát sớm dịch bệnh, kiên quyết không để dịch Covid-19 quay lại nước ta nhưng đồng thời phải tiến công mạnh mẽ để phát triển kinh tế phục hồi tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đây cũng là nội dung chính được bàn luận với các khách mời là ông Nguyễn Đình Cung- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.