Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may theo hướng xanh hóa (28/04/2024)

Trong quý I/2024, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được gần 10 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có nhiều tín hiệu khởi sắc, bởi các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu dệt may. Tín hiệu vui là vậy, song ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức do xung đột, căng thẳng địa chính trị trên thế giới, hàng rào kỹ thuật, chi phí đầu vào tăng, tỷ giá neo ở mức cao... Để tìm cơ hội trong thách thức, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may trong nước đạt 44 tỷ USD trong năm nay, các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.Diễn đàn Chủ nhật tuần này bàn về chủ đề “Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may theo hướng xanh hóa”, với sự tham gia của hai vị khách là TS Trần Thị Mai Thành - Phó Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia và ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10.

Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may theo hướng xanh hóa (28/04/2024)

Trong quý I/2024, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được gần 10 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có nhiều tín hiệu khởi sắc, bởi các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu dệt may. Tín hiệu vui là vậy, song ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức do xung đột, căng thẳng địa chính trị trên thế giới, hàng rào kỹ thuật, chi phí đầu vào tăng, tỷ giá neo ở mức cao... Để tìm cơ hội trong thách thức, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may trong nước đạt 44 tỷ USD trong năm nay, các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.Diễn đàn Chủ nhật tuần này bàn về chủ đề “Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may theo hướng xanh hóa”, với sự tham gia của hai vị khách là TS Trần Thị Mai Thành - Phó Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia và ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10.

Nâng tầm vị thế Thương hiệu Việt (21/04/2024)

Thương hiệu Quốc gia đang được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng quan tâm để quảng bá hình ảnh quốc gia, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra với thế giới. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, cộng đồng doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia đã và đang nỗ lực vượt qua thách thức trong sản xuất, kinh doanh, tìm những hướng đi mới để thương hiệu Việt luôn tỏa sáng trên thương trường. Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – Brand Finance, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023. Giá trị Thương hiệu Quốc gia năm 2023 đạt hơn 498 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Thương hiệu Quốc gia Việt nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Đây là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Nâng tầm vị thế Thương hiệu Việt". Khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Tạ Mạnh Cường- Trưởng phòng Phát triển năng lực xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh – Giảng viên Bộ môn Quản trị Thương hiệu của Trường Đại học Thương mại, Thành viên Ban chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

Nâng tầm vị thế Thương hiệu Việt (21/04/2024)

Thương hiệu Quốc gia đang được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng quan tâm để quảng bá hình ảnh quốc gia, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra với thế giới. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, cộng đồng doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia đã và đang nỗ lực vượt qua thách thức trong sản xuất, kinh doanh, tìm những hướng đi mới để thương hiệu Việt luôn tỏa sáng trên thương trường. Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – Brand Finance, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023. Giá trị Thương hiệu Quốc gia năm 2023 đạt hơn 498 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Thương hiệu Quốc gia Việt nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Đây là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Nâng tầm vị thế Thương hiệu Việt". Khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Tạ Mạnh Cường- Trưởng phòng Phát triển năng lực xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương. PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh – Giảng viên Bộ môn Quản trị Thương hiệu của Trường Đại học Thương mại, Thành viên Ban chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

"Lá chắn thép" trên thềm lục địa phía Nam (10/03/2024)

- Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới và thực hiện Nghị quyết TW 4 (Khoá X) về: “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, ngày 19/3/2009, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Vùng 2 Hải quân để tăng cường lực lượng bảo vệ vùng biển từ Bình Thuận đến Bạc Liêu trọng điểm là bảo vệ vùng biển, vùng trời thềm lục địa phía Nam - nơi có hoạt động khai thác dầu khí của Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro) và các nhà giàn DK1 đóng giữ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Từ Vùng mới thành lập, điều kiện cơ sở hạ tầng còn muôn vàn khó khăn, sau 15 năm, đến nay Vùng 2 đã trở thành một trong những đơn vị có chất lượng huấn luyện và xây dựng nền nếp chính quy tiêu biểu của Quân chủng Hải quân. Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về những người lính đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Vùng 2 Hải quân, Chương trình Diễn đàn hôm nay có chủ đề “Lá chắn thép trên thềm lục địa phía Nam” với sự đồng hành của : Trung tướng Nguyễn Ngọc Tương, nguyên Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng, Nguyên Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân. Đại tá Trần Mạnh Chiến, Phó Chính ủy Vùng 2 Hải quân Thiếu tá Lê Hoàng Sáng, CTV nhà giàn DK1/18 qua điện thoại.

"Lá chắn thép" trên thềm lục địa phía Nam (10/03/2024)

- Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới và thực hiện Nghị quyết TW 4 (Khoá X) về: “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, ngày 19/3/2009, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Vùng 2 Hải quân để tăng cường lực lượng bảo vệ vùng biển từ Bình Thuận đến Bạc Liêu trọng điểm là bảo vệ vùng biển, vùng trời thềm lục địa phía Nam - nơi có hoạt động khai thác dầu khí của Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro) và các nhà giàn DK1 đóng giữ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Từ Vùng mới thành lập, điều kiện cơ sở hạ tầng còn muôn vàn khó khăn, sau 15 năm, đến nay Vùng 2 đã trở thành một trong những đơn vị có chất lượng huấn luyện và xây dựng nền nếp chính quy tiêu biểu của Quân chủng Hải quân. Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về những người lính đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Vùng 2 Hải quân, Chương trình Diễn đàn hôm nay có chủ đề “Lá chắn thép trên thềm lục địa phía Nam” với sự đồng hành của : Trung tướng Nguyễn Ngọc Tương, nguyên Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng, Nguyên Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân. Đại tá Trần Mạnh Chiến, Phó Chính ủy Vùng 2 Hải quân Thiếu tá Lê Hoàng Sáng, CTV nhà giàn DK1/18 qua điện thoại.

Xuất khẩu rau quả - thành công và những thách thức trong năm 2024 (25/02/2024)

Trong năm qua, xuất khẩu rau quả đã vượt qua lúa gạo, thủy sản trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với con số 5,69 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Tiếp tục đà bứt phá, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 1-2024 đạt khoảng 458,741 triệu USD, tăng 89,2% so với cùng kỳ năm 2023. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, đổi mới trong phương thức sản xuất, năm nay, ngành hàng rau quả được dự báo sẽ tiếp tục đón nhận những kỷ lục mới, với mức tăng trưởng từ 15-20% so với năm 2023. Mặc dù tăng trưởng tốt nhưng nhiều chuyên gia cũng nhận định ngành rau quả còn ẩn chứa nhiều rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, cũng như khả năng chế biến sâu còn hạn chế. Cùng với đó cũng có không ít lô hàng rau quả bị thu hồi, tiêu hủy vì vi phạm các qui định về kiểm dịch thực vật. Thách thức nào đang chờ đợi ngành rau quả trong năm 2024? Giải pháp nào để xuất khẩu rau quả có thể tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia? Nội dung này sẽ được chúng tôi cùng 2 vị khách mời bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật trên Kênh thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm nay. Xin giới thiệu các vị khách mời tham gia diễn đàn: 1. Ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường – Bộ NN&PTNT 2. Ông Võ Văn Men – chi Cục trưởng chi cục trồng trọt và BVTV – Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang

Xuất khẩu rau quả - thành công và những thách thức trong năm 2024 (25/02/2024)

Trong năm qua, xuất khẩu rau quả đã vượt qua lúa gạo, thủy sản trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với con số 5,69 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Tiếp tục đà bứt phá, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 1-2024 đạt khoảng 458,741 triệu USD, tăng 89,2% so với cùng kỳ năm 2023. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, đổi mới trong phương thức sản xuất, năm nay, ngành hàng rau quả được dự báo sẽ tiếp tục đón nhận những kỷ lục mới, với mức tăng trưởng từ 15-20% so với năm 2023. Mặc dù tăng trưởng tốt nhưng nhiều chuyên gia cũng nhận định ngành rau quả còn ẩn chứa nhiều rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, cũng như khả năng chế biến sâu còn hạn chế. Cùng với đó cũng có không ít lô hàng rau quả bị thu hồi, tiêu hủy vì vi phạm các qui định về kiểm dịch thực vật. Thách thức nào đang chờ đợi ngành rau quả trong năm 2024? Giải pháp nào để xuất khẩu rau quả có thể tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia? Nội dung này sẽ được chúng tôi cùng 2 vị khách mời bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật trên Kênh thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm nay. Xin giới thiệu các vị khách mời tham gia diễn đàn: 1. Ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường – Bộ NN&PTNT 2. Ông Võ Văn Men – chi Cục trưởng chi cục trồng trọt và BVTV – Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang