Ngày 7/12, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đồng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 24 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế toàn cầu và mang tính chiến lược mà hai bên cùng quan tâm, nhằm hoạch định kế hoạch chi tiết, xác định các trong tâm và tạo động lực phát triển cho quan hệ hai bên. Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU kể từ năm 2019 và hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp cao thời gian qua đã cho thấy tín hiệu tích cực, khi cả hai đều kỳ vọng tìm kiếm mối quan hệ hợp tác cân bằng hơn, vì lợi ích của mỗi bên.
Nhân dịp dự diễn đàn Cửa ngõ toàn cầu (Forum Global Gateway) do Liên minh Châu Âu (EU) tổ chức tại thủ đô Brussels, Bỉ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc ngày 26/10 với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) - Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell, tiếp Cao uỷ khí hậu Wopke Hoeskstra.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày mai (20/10), tại Washington, Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ và EU gặp nhau trong bối cảnh hai bên đang có những dấu hiệu rạn nứt. Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel sẽ đồng chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU. Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo sẽ đánh giá các dự án hợp tác, thu hẹp những khác biệt xuyên Đại Tây Dương về chính sách thương mại, đặc biệt là tranh chấp liên quan tới thuế thép và nhôm. Với nhiều nội dung quan trọng được đưa ra, liệu hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU lần này có thu hẹp được những khác biệt giữa hai bên?
3 kịch bản tăng trưởng kinh tế - giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất quý cuối năm- Nhười cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng- Thị trường bất động sản có những dấu hiệu phục hồi tích cực- Gỡ thẻ vàng cho thủy sản nước ta - ý thức ngư dân là yếu tố quyết định
Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Liên minh châu Âu (EU) tại Tây Ban Nha hôm qua đã kết thúc. Dù đạt được một tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị, nhưng vấn đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất, là người di cư, đã không được thông qua, do sự phản đối của Ba Lan và Hungary.
Sau 3 năm thực thi, những lợi ích, kết quả tích cực mà Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) mang lại đối với hoạt động thương mại, đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EU đã được khẳng định. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt tốt cơ hội trong liên kết với các doanh nghiệp, đối tác từ EU để tận dụng thuế quan ưu đãi, tiếp cận nguồn nguyên liệu và công nghệ chất lượng, tham gia vào chuỗi cung ứng từ một khu vực kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tọa đàm:“Liên kết với doanh nghiệp EU, tận dụng hiệu quả EVFTA” do Tạp chí Công Thương thực hiện.
Liên minh châu Âu (EU) đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí hậu vào năm 2050. Một trong những chính sách mới vừa có hiệu lực đó là từ ngày 1/10/2023, Liên minh châu Âu (EU) chính thức áp dụng Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) giai đoạn 1, còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp, nhằm thúc đẩy quá trình Chuyển đổi Xanh. EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đối với hàng hóa nhập khẩu. Vậy Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon là gì, tác động thế nào đến hàng hóa xuất khẩu của các nước vào thị trường EU?
Ngày 4/10, Liên minh Châu Âu (EU) tuyên bố đã đạt được sự nhất trí của các nước thành viên về hiệp ước tị nạn và di cư. Đây là lần đầu tiên sau 3 năm đàm phán, khối 27 tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này.
Ông Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn viên chức Việt Nam khóa 6.- Từ hôm nay, 6 loại hàng hoá thải ra nhiều cacbon nhất trong quá trình sản xuất sẽ được Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo về tiêu chuẩn khí thải theo “Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon”. Hàng hoá Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào khi EU áp dụng Cơ chế này?- Dự luật ngân sách ngắn hạn được thông qua vào phút cuối, chính phủ Mỹ tránh bị đóng cửa cho đến giữa tháng 11 tới.- Cựu thủ tướng Phi-cô đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Slovakia.- Phái bộ của Liên hợp quốc được triển khai tới khu vực Na-gô-rơ-nưi Ka-ra-bắc giám sát tình hình nhân quyền và an ninh tại khu vực ly khai này.
Liên minh châu Âu (EU) trong tuần này đã khởi động đợt mua chung khí đốt lần thứ 3, trong khi các nước thành viên cũng triển khai những kế hoạch tích trữ của riêng mình nhằm đảm bảo nhu cầu trong mùa Đông sắp tới. Cuộc xung đột tại Ukraine và những tranh cãi với Nga đã làm thay đổi triệt để chính sách năng lượng của Liên minh châu Âu.
Đang phát
Live