Hội nghị thượng đỉnh châu Âu đang diễn ra tại Brussels, Bỉ được dư luận rất quan tâm khi thảo luận một loạt vấn đề cấp bách hiện nay như viện trợ cho Ukraine, chiến lược phòng thủ chung cho châu Âu, tình hình nhân đạo tại Gaza, cải cách hệ thống nông nghiệp châu Âu hay sự chuẩn bị cho việc mở rộng liên minh. Trong đó, quốc phòng – an ninh là trọng tâm của các cuộc thảo luận, nhất là khi có nhiều đồn đoán xung quanh ý tưởng gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Việc tập trung vào vấn đề quốc phòng – an ninh xuất phát từ quan điểm mà Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã nhắc đến trước thềm hội nghị, đó là “đây là thời điểm cần thay đổi mô hình an ninh và quốc phòng của châu Âu để đối phó với mối đe dọa an ninh lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ 2”. Vậy Hội nghị thượng đỉnh EU lần này sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào về chính sách quốc phòng – an ninh của châu Âu, bao gồm cả việc hỗ trợ Ukraine như một “vùng đệm” với Nga?
Hôm nay (17/03), phái đoàn Liên minh châu Âu sẽ làm việc với chính phủ Ai Cập, đồng thời công bố gói tài chính viện trợ trị giá 7,4 tỷ Euro, tương đương hơn 8 tỷ đô la nhằm mục đích củng cố nền kinh tế của nước này trước hậu quả của hai cuộc xung đột ở Dải Gaza và Sudan.
Liên minh châu Âu tối hôm qua đã thông qua quyết định từ nay đến cuối năm sẽ bơm thêm 5 tỷ euro vào Quỹ Hoà bình châu Âu để tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraina.
Ngày 29/2, Liên minh châu Âu đã thực hiện một bước quan trọng để chấm dứt tình trạng bế tắc với Ba Lan bằng tuyên bố sẽ bắt đầu giải ngân hàng tỷ euro cho nước này vốn đã bị đóng băng vì các cáo buộc vi phạm các chuẩn mực của EU về vấn đề pháp quyền.
Cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ đã bước sang tháng thứ ba mà chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Bất chấp việc Liên minh châu Âu (EU) chính thức triển khai phái bộ bảo vệ giao thông hàng hải, lực lượng Houthi vẫn tiếp tục tấn công tàu thương mại đi qua vùng biển này. Việc các hãng vận tải container ồ ạt chuyển hướng “né” Biển Đỏ, đã kéo theo giá cước vận tải tăng vọt thời gian qua, cùng với đó là tình trạng ùn tắc đang diễn ra tại nhiều bến cảng.
Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích các hành động bảo hộ của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đối với xuất khẩu ô tô của nước này, cho rằng cách làm này tưởng chừng là chiến thắng, trên thực tế là tổn thất cho sự phát triển lâu dài của chính mình.
Ngày 19/2, hàng trăm người nông dân Séc đã tổ chức biểu tình quy mô lớn tại Praha nhằm phản đối nhiều bất cập đối với ngành nông nghiệp nước này cũng như các bất cập từ thỏa thuận Xanh của Liên minh châu Âu (EU) và cho rằng thỏa thuận này tạo gánh nặng cho người nông dân, khiến các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng giá và mất tính cạnh tranh.
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Phần Lan ngày 16/2, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhấn mạnh sự cần thiết trong việc thúc đẩy các thay đổi luật về tị nạn của Liên minh châu Âu (EU) và Ba Lan sẽ nâng cấp bức tường ở biên giới với Belarus để bảo vệ biên giới tốt hơn trước tình trạng di cư trái phép đang diễn biến phức tạp ở khu vực này.
Hoạt động thương mại diễn ra sôi động, giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong tháng 1 vừa qua ước đạt hơn 64 tỷ USD, tăng gần 38% so với cùng kỳ năm trước.- Hà Nội tập trung giải ngân đầu tư công ngay từ đầu năm.- Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, ông Giô-xép Bô-reo kêu gọi các đồng minh của Israel - đặc biệt là Mỹ - ngừng chuyển vũ khí cho Israel vì "đang có quá nhiều người" thiệt mạng ở Gaza.- Bất chấp tình hình kinh tế khó khăn và lạm phát khiến giá cả tăng cao, người dân Thái Lan vẫn sẽ mạnh tay chi cho dịp kỷ niệm Ngày Lễ tình nhân (Valentines’ Day) năm nay với khoản chi dự kiến lên tới 70 triệu đô la Mỹ.
Ngày 01/2, Chủ tịch Liên minh Châu Âu (EU) Xác-lơ Mi-xen (Charles Michel) tuyến bố nhóm 27 đã đạt được sự đồng thuận về gói viện trợ trị giá 50 tỷ Euro dành cho Ukraina.
Đang phát
Live