Hôm qua, cuộc họp không chính thức của Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu đã diễn ra tại Bruxelles của Bỉ, thay vì thủ đô Budapest của Hungary, để tập trung bàn về cuộc xung đột Ukraine, tình hình dải Gaza và cuộc bầu cử ở Venezuela. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các nước EU còn nhiều bất đồng, trong đó có khoản hỗ trợ Ukraine trị giá 6 tỷ Euro.
Ngày 24/8, trong một tuyên bố gây tranh cãi, Bộ trưởng ngoại giao Hungary cho biết quyết định của Ủy ban châu Âu không làm trung gian trong tranh chấp liên quan đến việc chặn nguồn cung cấp dầu từ Nga qua Ukraine vào nước ông cho thấy Brussels có thể đứng sau vụ việc này.
Ngày 21/8, Bộ trưởng ngoại giao Hungary cho biết các cuộc đàm phán nhằm đảm bảo nguồn cung dầu thô dài hạn cho nước này đang ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên Ủy ban châu Âu không có hành động chống lại các động thái gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng cho các nước thành viên Liên minh châu Âu của Ukraine.
Trung Quốc vừa khiếu nại Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sau khi khối này tung đòn thuế quan lên xe điện nhập từ Bắc Kinh. Trước đó, phía Trung Quốc cũng đã cáo buộc khối này có hành vi không công bằng trong cuộc điều tra chống trợ cấp và phản ứng bằng cách mở cuộc điều tra chống bán phá giá liên quan đến một số sản phẩm thịt lợn từ EU. Dù cả EU và Trung Quốc đều không mong muốn xung đột thương mại leo thang quy mô lớn vào thời điểm này, nhưng việc hai bên liên tiếp mở các cuộc điều tra chống bán phá giá nhằm vào các sản phẩm của nhau, đang làm dấy lên lo ngại về cuộc chiến thương mại quy mô lớn. Xung đột thương mại giữa EU và Trung Quốc sẽ tác động ra sao tới khu vực và toàn cầu và liệu căng thẳng giữa hai bên có chạm lằn ranh đỏ?
Trong một động thái cứng rắn mới đây, giới chức Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu Hungary giải đáp những lo ngại của khối này về việc nới lỏng các quy định về thị thực đối với công dân của 8 nước mà Budapest mới ban hành, trong đó có Nga và Belarus - những nước đang chịu các biện pháp trừng phạt của EU liên quan cuộc xung đột tại Ukraine. Điều đáng nói, đây chỉ là một trong nhiều động thái liên quan đến căng thẳng giữa EU và quốc gia thành viên Hungary - hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU. Câu hỏi đặt ra là liệu EU sẽ kiên nhẫn đến đâu trong tình huống này?
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện nhất mà EU (với 27 nền kinh tế phát triển) đã ký kết với một nước đang phát triển là Việt Nam. Mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina và những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, song các kết quả Việt Nam đạt được (ở cả 3 chiều cạnh lớn, là: cải cách thể chế, thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư) sau 4 năm thực thi EVFTA là rất đáng ghi nhận. Là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống”, trong đó có thương mại và đầu tư, việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao từ EU để kết nối, tạo chuỗi cung ứng hàng hoá bền vững hơn là vấn đề đặt ra. PV Nguyên Long PV ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về nội dung này.
Ngày 31/7, Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã tiến hành viện trợ 150 triệu Euro (khoảng 162 triệu USD) cho Chính quyền Palestine. Đây là khoản viện trợ đầu tiên trong tổng số 400 triệu Euro tiền tài trợ khẩn cấp mà EU đã "hứa hẹn" dành cho Palestine.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, trong đó có thương mại và đầu tư, việc thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao từ EU để kết nối, tạo chuỗi cung ứng hàng hoá bền vững hơn là vấn đề đặt ra. Phóng viên Nguyên Long phỏng vấn ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương về nội dung này:
Sau khi tiếp quản vị trí Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), Hungary dự kiến tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng vào tháng 8 tới để định hình chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của khối. Tuy nhiên, các Ngoại trưởng EU dự kiến sẽ tẩy chay hội nghị này, đồng thời tổ chức một hội nghị ngoại giao riêng. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng cho biết Ủy ban sẽ không tham gia ở cấp cao nhất trong các sự kiện không chính thức mà Hungary tổ chức trong nhiệm kỳ Chủ tịch của mình. Những diễn biến này cho thấy châu Âu đã bắt đầu hành động nhằm hạn chế quyền lực của Hungary trên cương vị Chủ tịch luân phiên do cách tiếp cận khác biệt của quốc gia này về chính sách đối ngoại so với định hướng chung của khối. Và đúng như giới phân tích đã dự báo, nhiệm kỳ Chủ tịch của Hungary sẽ nhiều sóng gió – với cả Hungary cũng như với toàn khối.
Liên minh châu Âu hôm qua chính thức khởi động các cuộc đàm phán về tư cách thành viên của Ukraine và Moldoval. Bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao, mang tính bước ngoặt đối với 2 quốc gia thuộc Liên bang Xô viết trước đây, song cũng được dự báo không hề dễ dàng.
Đang phát
Live