VOV1 - Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga thêm 6 tháng liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Quyết định trên được đưa ra sau khi Hungary nhận được các cam kết bảo đảm an ninh năng lượng từ EU và rút lại phủ quyết đối với vấn đề này.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Syria và Lebanon từ ngày 10-11/1, Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hoãn thực thi lệnh trừng phạt đối với Syria.
Châu Âu đang bước vào một mùa đông lạnh giá khi lượng dự trữ khí đốt đang giảm mạnh và nguồn cung khí đốt cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia dự báo, bất chấp những nỗ lực “thoát Nga” trong 3 năm qua, sự phụ thuộc về khí đốt của EU đối với Nga vẫn chưa thể thành công.
Ba Lan đã chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng đầu năm 2025 với khẩu hiệu “An ninh, Châu Âu”. Nhiệm kỳ của Ba Lan diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh và phục hồi kinh tế.
Gần đây, ông Trump đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ: EU phải mua dầu và khí đốt từ Mỹ với khối lượng lớn, nếu không, các hàng hóa nhập khẩu từ EU sẽ đối mặt với thuế quan khắc nghiệt. Cảnh báo này cho thấy rõ một điều: trong chính sách thương mại cứng rắn của ông Donald Trump, không chỉ có đối thủ như Trung Quốc, mà ngay cả những đồng minh lâu năm như châu Âu cũng không nằm ngoài tầm ngắm.
Ngày 16/12, Hungary và Slovakia đã phủ quyết đề xuất của EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với các quan chức Gruzia với lý do Chính phủ nước này có những hành động đàn áp đối với những người biểu tình trong những tuần gần đây.
Liên minh châu Âu (EU) và khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) vừa đạt được Hiệp định tự do thương mại (FTA), sau 25 năm đàm phán đầy khó khăn. Đây được coi là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, mở rộng cơ hội kinh tế cho cả hai bên. Dù Ủy ban châu Âu gọi đây là một “cột mốc lịch sử”, nhưng thỏa thuận này ngay lập tức gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong lòng EU, khi Đức hoan nghênh, còn Pháp phản đối kịch liệt. Vậy, nguyên nhân nào khiến thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới gây ra cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ của EU? Và liệu thỏa thuận này có được đưa vào thực tế?
Tinh gọn bộ máy và câu chuyện đánh giá cán bộ, công chức.- EU và Mercosur đạt được thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới.- Nhiều lĩnh vực kinh tế mũi nhọn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá trong 11 tháng năm nay.
Ngay khi vừa nhậm chức, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa và Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas đã có chuyến thăm tới Ukraine và đưa ra nhiều cam kết quan trọng như ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga như tăng cường trừng phạt Nga, hỗ trợ tài chính cho Ukraine từ khoản tiền lãi từ các tài sản bị đóng băng của Nga….Việc lựa chọn Ukraine là điểm đến cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của hai quan chức cấp cao châu Âu cho thấy EU cảm nhận rất rõ trọng trách trong việc duy trì ủng hộ với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong thời điểm nhạy cảm khi Tổng thống Vladimir Putin vừa công bố mức ngân sách quốc phòng cao kỷ lục, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể rút lại hỗ trợ cho Ukraine sau khi nhậm chức.
Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc điều chỉnh sự hỗ trợ khi các nhà lãnh đạo EU bày tỏ lo ngại về việc chỉ duy trì hỗ trợ cho Ucraina (Ukraine) trong cuộc xung đột hiện nay.
Đang phát
Live