
Các đại sứ Liên minh châu Âu vừa đồng ý trên nguyên tắc về khuôn khổ đàm phán cho các cuộc thương lượng gia nhập khối của Ukraine và Moldoval Dự kiến, các bộ trưởng EU sẽ chính thức thông qua quyết định này trong cuộc họp vào ngày 21/6 tới. Trước đó, Ủy ban châu Âu cho biết, cả Ukraine và Moldoval đã đáp ứng tất cả các bước cần thiết để các cuộc đàm phán gia nhập EU chính thức bắt đầu. Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại, việc Ukraine và Moldoval tiến gần hơn tới mục tiêu gia nhập EU, sau hơn 2 năm đệ đơn xin gia nhập, tác động ra sao tới khu vực? Quá trình gia nhập EU của Ukraine sẽ gặp những trở ngại gì?
Những cuộc thảo luận hoàn toàn mới về vấn đề Palestine hiện đang thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Không chỉ ở các quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu, mà nhiều nước châu Âu cũng có dấu hiệu thay đổi chính sách, công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Tây Ban Nha, Ailen, Xlovenia và Manta là những thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine độc lập và dự kiến sẽ có một sự công nhận chung trước ngày 31/5. Sự thay đổi lập trường của một số nước châu Âu mang tính biểu tượng chính trị quan trọng nhưng liệu nó sẽ có tác động đến quan điểm của phần còn lại trong EU như thế nào? Nhà báo Phạm Phú Phúc – nhà quan sát các vấn đề quốc tế làm rõ hơn khía cạnh này.
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2040, TP.HCM sẽ hình thành 5 phân vùng đô thị để phát triển, chỉnh trang lại khu chức năng thành không gian xanh.- Công nhận vùng an toàn dịch bệnh tại tỉnh Tây Ninh và công bố 7 dự án đầu tư trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2025-2030 tại địa phương này.- Gióc-đa-ni yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế về những “tội ác chiến tranh” xảy ra trong chiến dịch quân sự mà Ixraen đang tiến hành ở dải Gaza.- Trung Quốc điều tra chống bán phá giá đối với nhựa kỹ thuật đa năng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản và đảo Đài Loan của Trung Quốc.- Lập kỷ lục thế giới môn chạy nội dung 200 mét ở tuổi 91.
Ủy ban châu Âu đã soạn thảo đề xuất về gói trừng phạt thứ 14 của EU đối với Nga, trong đó bao gồm các hạn chế nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.
- Mỹ hỗ trợ Việt Nam triển khai dự án “Sử dụng phân bón đúng” hướng tới giảm phát thải trong ngành nông nghiệp - Liên minh châu u sẽ tiếp tục các ưu tiên trong mối quan hệ với Việt Nam - Tổ chức Tầm nhìn Thế giới khởi động dự án tăng khả năng chống chịu thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Liên minh châu Âu đang thảo luận gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga liên quan cuộc xung đột tại Ukraine, trong đó lần đầu tiên đưa khí đốt tự nhiên hoá lỏng vào dánh sach. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề đang gây chia rẽ giữa các nước thành viên khi các số liệu thống kế cho thấy, châu Âu vẫn là khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga.
Liên minh châu Âu (EU), NATO và nhiều nước thành viên hôm qua (03/5) đồng loạt chì trích Nga hỗ trợ nhóm tin tặc APT28 thực hiện các cuộc tấn công mạng nhắm vào nhiều cơ quan nhà nước tại châu Âu trong bối cảnh cuộc bầu cử châu Âu chuẩn bị diễn ra vào tháng 6 tới.
Trong một tuyên bố ngày 3/5, Bộ Ngoại giao Séc cho biết một số tổ chức của Séc đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng từ những nhóm hacker Nga, thông qua cách khai thác lỗ hổng chưa từng được biết đến trước đây trong Microsoft Outlook. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu ngay lập tức đã lên tiếng cam kết hỗ trợ Séc và các quốc gia châu Âu khỏi các mối đe dọa an ninh mạng, đồng thời kêu gọi các quốc gia tăng cường các biện pháp an toàn thông tin trước tình hình phức tạp hiện nay.
Hôm nay (01/5), Hiệp định thương mại tự do New Zealand - Liên minh châu ÂU (EU) chính thức có hiệu lực, đánh dấu thành công của New Zealand sau hơn 15 năm đàm phán với EU, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa nước này và EU, bước đầu giúp cắt giảm hơn 100 triệu đô-la NZD thuế quan cho các doanh nghiệp nước này mỗi năm.
Quy định chống mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) ban hành giữa năm ngoái, sẽ được áp dụng từ đầu năm 2025. Đây được coi là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vào thị trường này. Nhưng ở tỉnh Đak Lak, đã có doanh nghiệp tiên phong vượt qua, khi có vùng trồng cà phê rộng 9.500 ha được cấp chứng nhận vào chiều 25/4.
Đang phát
Live