Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ, cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sau ngày 31/12/2020 sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Qui định này thể hiện trách nhiệm của EU đối với vấn đề môi trường toàn cầu, tuy nhiên, đối với người sản xuất cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đây sẽ là thách thức và cơ hội của ngành hàng cà phê khi xuất khẩu.
Sau Hunggari, mới đây đến lượt Hy Lạp bày tỏ lập trường phản đối nỗ lực mới nhất của Liên minh châu Âu nhằm trừng phạt Nga liên quan cuộc xung đột tại Ukraine. Nếu như 10 lệnh trừng phạt trước đây chủ yếu nhằm vào các nguồn tài chính của chính phủ Nga, thì đối với lần mới nhất này, Liên minh châu Âu muốn xử lý mạnh tay các nước thứ 3 và các thực thể bị xem là cố tình trốn tránh trừng phạt.
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) hôm 23/5 đã không thể thống nhất về gói hỗ trợ tài chính mới để mua vũ khí cho Ukraine do vấp phải sự phản đối từ Hungary.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Seoul, với sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Cùng với nhất trí tăng cường hợp tác an ninh, các nhà lãnh đạo cũng cam kết hợp tác về biến đổi khí hậu, y tế và chuỗi cung ứng.
Sau hơn 1 năm chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, EU đã áp đặt hơn 1 chục lệnh trừng phạt lên Nga, đặc biệt nhắm tới lĩnh vực dầu thô. Tuy nhiên, giới chức châu Âu thừa nhận một khối lượng lớn dầu thô Nga vẫn đang được chuyển đến thị trường toàn cầu và tới các nước châu Âu theo những hướng khác nhau. Đại diện Cấp cao phụ trách Chính sách Đối ngoại của EU Josep Borrell đã chỉ đích danh Ấn Độ và cảnh báo sẽ ngăn chặn các sản phẩm dầu tinh chế của Ấn Độ được sản xuất từ dầu thô nhập của Nga. Liệu EU và Ấn Độ có đối đầu vì dầu mỏ Nga?
Ủy ban châu Âu (EC) hôm nay đề xuất kế hoạch tiến hành một cuộc cải cách các quy tắc hải quan phức tạp đối với hàng hóa được đặt hàng trực tuyến, để đối phó với các tiêu chuẩn lao động, cũng như các lệnh trừng phạt đối với hàng hóa nhập khẩu
Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ 6 vừa qua đã nhóm họp tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển để tìm cách điều chỉnh lại lập trường đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Liên minh Châu Âu thừa nhận, họ chưa đưa ra được cách tiếp cận cụ thể nào và việc điều chỉnh này còn phụ thuộc vào phía Trung Quốc. Thậm chí, các đề xuất trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến cuộc xung đột Nga Ucraina cũng vẫn trong trạng thái đang xem xét. Tất cả những động thái này cho thấy, Liên minh Châu Âu vẫn đang “ném đá dò đường” trong quan hệ với Trung Quốc.
Nhóm họp mới đây tại Stockholm, Thuỵ Điển, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí điều chỉnh chính sách với Trung Quốc nhằm giảm thiểu rủi ro phụ thuộc kinh tế, trong khi tiếp tục hợp tác về các vấn đề toàn cầu. Kể từ khi xung đột tại Ucraina nổ ra, quan hệ Trung Quốc- Liên minh châu Âu cũng đối mặt với những thách thức ngày càng lớn.
Phát biểu tại Đức - điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Âu, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương khẳng định, Trung Quốc sẽ có những đáp trả mạnh mẽ nếu EU trừng phạt các công ty của nước này liên quan đến các cáo buộc hỗ trợ Nga.
Đại sứ các nước Liên minh châu Âu – EU dự kiến ngày mai (10/05) sẽ chính thức thảo luận vòng trừng phạt mới nhằm vào Nga do xung đột tại Ukraine, trong đó nội dung đáng chú ý là việc sẽ đưa một số công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt với cáo buộc hỗ trợ quân đội Nga, vào thời điểm Ngoại trưởng Trung Quốc đang có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến châu Âu.
Đang phát
Live