Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đồng chủ trì lễ kỷ niệm 60 năm quan hệ hữu nghị giữa hai nước trong ngày 22/01, thể hiện quyết tâm hàn gắn rạn nứt trong thời gian qua để tiếp tục là hai đầu tàu của Liên minh châu Âu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và quốc phòng.
Từ 1/1/2023, Thụy Điển đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU). Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình nghị sự kéo dài 18 tháng từ 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi..., cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển. Giới phân tích nhận định 6 tháng tới, không phải là chặng đường dễ dàng đối với quốc gia Bắc Âu này, khi các thành viên EU còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Trong bối cảnh ấy, liệu Thụy Điển có thể thúc đẩy mục tiêu “nhất thể hóa” của EU? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
Bắt đầu từ ngày 1/1, Pháp chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố một chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm tạo một “bước ngoặt” hướng tới một châu Âu “hùng mạnh và có chủ quyền”. Thế nhưng, giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2022, Paris sẽ có một nhiệm kỳ bộn bề khó khăn với sự bùng nổ mới của dịch Covid-19 cũng như kỳ bầu cử Tổng thống bận rộn vào tháng 4 tới đây.
Pháp vừa chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) nửa đầu năm 2022. Đây là lần thứ 13 Pháp giữ vai trò này kể từ khi EU được thành lập. Với cương vị này, Pháp phải thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng theo chương trình lập pháp của châu Âu và đưa ra thỏa hiệp có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị giữa chính phủ của 27 quốc gia thành viên hoặc giữa các chính phủ và Nghị viện châu Âu. Theo dự tính, trong nhiệm kỳ 6 tháng này, gần 400 sự kiện đã được lên kế hoạch và sẽ tổ chức tại Pháp, Bỉ cũng như trong các quốc gia thành viên trước khi Pháp chuyển giao vai trò chủ tịch cho Thụy Điển vào nửa cuối năm nay. Với phương châm Phục hồi, mạnh mẽ, tương hỗ. Tổng thống Pháp Macron đã công bố những ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên này bao gồm chủ quyền, tăng trưởng, sinh thái, chuyển đổi kỹ thuật số, nhà nước pháp quyền. Vậy, trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu, nước Pháp sẽ đối mặt với những thách thức nào và đâu là mục tiêu quan trọng nước này đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn thách thức? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích:
Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh kinh tế, giao thương toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và các diễn biến phức tạp khó lường do đại dịch Covid-19, để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam sang thị trường khu vực Âu Mỹ, tận dụng các lợi thế về thuế của các Hiệp định Thương mại tự do, tranh thủ cơ hội khi thị trường hồi phục, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ sẽ phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức Hội thảo kết nối doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vụ mùa 2021 sang các thị trường Âu Mỹ. Theo kế hoạch, Hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 12/11/2021 theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, doanh nghiệp được miễn phí tham dự và theo dõi chương trình đăng ký qua đường link: http://bitly.com.vn/utx9xy. Tại Hội thảo, các doanh nghiệp sẽ được giới thiệu về nhu cầu nhập khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam của thị trường Âu Mỹ, những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề doanh nghiệp hay gặp phải và khuyến nghị. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ được kết nối giao thương trực tiếp với các nhà nhập khẩu, các hệ thống thu mua phân phối hàng Việt Nam vào hệ thống siệu thị châu Á tại thị trường Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Liên Bang Nga. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2021 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%. Trước đó, tại quý II, mức tăng này chỉ đạt 0,14% so với cùng kỳ năm 2020, còn trong quý I kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng âm. Xuất khẩu nông sản đã phục hồi tăng trường tương đối tích cực kể từ sau quý I. Mặc dù vẫn gặp khó khăn trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và các chi phí lưu kho, logistic liên tục tăng, nhưng nhìn chung hoạt động xuất khẩu nhóm nông sản sang khu vực châu Âu – châu Mỹ vẫn ghi nhận diễn biến tích cực trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU đang có xu hướng tăng trở lại nhờ kinh tế dần hồi phục sau khi các biện pháp hạn chế và phong tỏa tại nhiều quốc gia đã được nới lỏng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đã nỗ lực, sáng tạo cùng với sự hỗ trợ năng động từ các cơ quan liên quan và hệ thống Thương vụ ở nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường, khai thông các kênh bán hàng mới cho nông sản như thương mại điện tử cũng góp phần làm nên mức tăng trưởng ấn tượng cho một số mặt hàng như rau quả. Trong những tháng tiếp theo, dự kiến tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nông sản sẽ cải thiện rõ nét hơn. Ngoài ra, nhiều loại trái cây chủ lực đã hoặc đang bước vào giai đoạn thu hoạch cao điểm, trong khi nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục được lợi về giá xuất khẩu như hạt tiêu, gạo hay cao su cũng sẽ là những yếu tố làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA hay mới đây nhất là UKVFTA sẽ tiếp tục là “đòn bẩy” quan trọng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng này trong thời gian tới.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thuế quan trong ngành xuất nhập khẩu nhôm và thép do cựu Tổng thống Donald Trump phát động năm 2018. Chính quyền Mỹ trước đó đã áp đặt mức thuế 25% đối với thép châu Âu và 10% thuế đối với nhôm từ tháng 6 năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia. Châu Âu đáp trả bằng cách đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại Thế giới và áp đặt các biện pháp trả đũa lên tới gần 7,8 tỷ đô la hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Thỏa thuận vừa đạt được không chỉ là bước tiến mới cho quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU mà đó sẽ là một thách thức với Trung Quốc, nước sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới. PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.
Một trong những nội dung nổi bật nhất được bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong tuần là những căng thẳng giữa giới chức EU và Ba Lan. Cần nhắc lại, xung đột giữa hai bên đã diễn ra từ vài năm nay liên quan vấn đề cải cách tư pháp do đảng Bảo thủ quốc gia (PiS) cầm quyền tại Ba Lan thực hiện. Mối bất hòa giữa hai bên lên đến đỉnh điểm khi Tòa án cao cấp nhất của Ba Lan hồi đầu tháng này ra phán quyết rằng, luật pháp chung của EU có phần không phù hợp với luật pháp quốc gia của Ba Lan. Vì thế, nước này không nhất thiết phải luôn tuân thủ luật pháp chung của khối. Vậy vấn đề gai góc này đã được các bên tiếp cận ra sao tại Hội nghị thượng đỉnh EU vừa diễn ra?
Từ lâu, năng lượng đã trở thành lá bài chiến lược, cũng chính là nguồn cơn căng thẳng trong mối quan hệ phức tạp giữa Liên minh châu Âu (EU) - Nga và Ucraina. Một lần nữa, chủ đề này lại được xới lên tại Hội nghị thượng đỉnh Ucraina - EU lần thứ 23 vừa diễn ra tại thủ đô Ki-ép của Ucraina. Trong bối cảnh dự án đường dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 chạy thẳng từ Nga sang Đức đã cơ bản hoàn thành, chỉ chờ Béc-lin phê duyệt, dự báo có thể cắt giảm nguồn thu lớn của quốc gia trung chuyển là Ucraina; liệu châu Âu sẽ phải xử lý ra sao - không chỉ vấn đề năng lượng mà còn hàng loạt tồn tại trong quan hệ với “điểm nút chiến lược” phía Đông này? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
Ngay sau khi bộ 3 gồm Mỹ - Anh - Australia bất ngờ công bố sự ra đời liên minh chiến lược mới có tên gọi AUKUS, châu Âu cũng nhanh chóng công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách bất ngờ không kém. Giới chức EU lý giải, động lực cho bước đi chiến lược này là do những căng thẳng tại các điểm nóng tại khu vực như Biển Đông, biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và thịnh vượng của châu Âu. Thế nhưng có ý kiến cho rằng, bước đi của EU thực tế là nhằm đáp lại động thái lập liên minh riêng mà khối này chỉ trích là “phản bội sau lưng” của đồng minh Mỹ. Vậy chiến lược mới của EU có gì đáng chú ý và sẽ tác động như thế nào đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ giữa các đồng minh phương Tây?
Hiệp định TM tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - gọi tắt là Hiệp định EVFTA - chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020. Trong số các FTA đã ký kết, EVFTA là Hiệp định TM tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên Liên minh Châu Âu (với 27 quốc gia thành viên) ký kết với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mức cam kết cao nhất, mà một đối tác phát triển dành cho Việt Nam. “Nhìn lại một năm thực thi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA trong bối cảnh đại dịch covid-19” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật ngày đầu tháng 8, sau đúng tròn 1 năm Hiệp định có hiệu lực, với sự tham gia của 2 vị khách mời, là ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Đang phát
Live