Ngoài các diễn biến chính trị nóng tại Mỹ, dư luận quốc tế tiếp tục quan tâm đến cuộc chiến chống Covid-19 trên thế giới. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) vừa tổ chức hội nghị thượng đỉnh để thảo luận các thách thức trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Trọng tâm phải kể đến là việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin quy mô lớn, hay cách tiếp cận đối với chứng nhận tiêm chủng trên toàn khu vực mà truyền thông vẫn gọi là “hộ chiếu vắc-xin Covid-19”. Đây là những vấn đề đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều giữa các nước EU hiện nay. Liệu giới chức châu Âu có giải quyết được những tranh cãi và bất đồng hiện nay để ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp? Cuộc trao đổi với anh Quang Dũng - phóng viên thường trú tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu sẽ thông tin cụ thể cùng quí vị.
Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của liên minh châu Âu (EU), theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày mai (10/12), tại Brussels, Bỉ. Dự kiến, tại hội nghị thượng đỉnh lần này, 27 thành viên EU sẽ thảo luận những vấn đề quan trọng của khối, trong đó có việc thông qua kế hoạch ngân sách cho năm 2021. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận khi mà kế hoạch ngân sách và gói phục hồi kinh tế của EU có tổng trị giá khoảng 1 nghìn 800 tỷ euro, vốn được các nhà lãnh đạo EU thống nhất hồi tháng 7, đang rơi vào bế tắc sau khi Ba Lan và Hungary phản đối điều kiện gắn kèm dự luật ngân sách dài hạn của toàn liên minh với một cơ chế yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ nguyên tắc pháp quyền EU. Sự việc này lại một lần nữa đặt ra cho EU bài toán khó trong việc tìm được tiếng nói thống nhất về các vấn đề của khối trong suốt một năm qua. Để có cái nhìn rõ hơn về hội nghị thượng đỉnh EU lần này cũng như những bất đồng liên quan đến kế hoạch ngân sách năm sau của khối, chúng tôi cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại khu vực Tây Âu.
- Chủ nghĩa cá nhân và lòng tham quyền lực.- Cảnh báo về phần mềm gián điệp chiếm đoạt tiền và thông tin cá nhân người dùng.- Hội nghị thượng đỉnh EU tìm tiếng nói chung về kế hoạch ngân sách 2021.- Cô Phạm Minh Thùy, Giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, một trong các đại biểu của tỉnh Sóc Trăng tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10 năm 2020.- Châu Âu đón giáng sinh trong không khí lo âu vì dịch bệnh Covid-19.
Mới đây, chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt được đồng thuận về ngân sách thường niên cho năm 2021. Tuy nhiên, dự thảo ngân sách này chỉ có thể được phê chuẩn thành luật nếu hai thành viên là Ba Lan và Hungary rút lại quyền phủ quyết đối với khung ngân sách tổng thể 2021-2027. Trước nguy cơ bế tắc kéo dài, có khả năng EU sẽ loại 2 nước này ra khỏi kế hoạch phục hồi kinh tế nếu tiếp tục có các động thái chống lại nỗ lực của khối. Tuy nhiên trong bối cảnh châu Âu đang đối diện hàng loạt thách thức, đặc biệt là vấn đề đoàn kết nội khối, đâu sẽ là lựa chọn của giới chức EU?
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và các nước khu vực Tây Ban-căng diễn ra ngày 10/11, tại thủ đô Sophia, Bungary. Sau HNCC hồi tháng 5, việc EU và các nước Tây Ban-căng tổ chức HNCC lần thứ 2 dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp cho thấy cả hai bên coi trọng hợp tác và hội nhập châu Âu của các nước Tây Ban-căng. Giới phân tích cho rằng, việc EU tăng cường hợp tác với Tây Ban-căng là nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với khu vực từng được coi là “sân sau” của châu Âu.
Anh và EU bắt đầu bước vào giai đoạn "tăng tốc" đàm phán thỏa thuận thương mại hậu Brexit sau khi London đồng ý quay trở lại các cuộc thương lượng. Bước đột phá này diễn ra sau khi trưởng đoàn đàm phán EU, ông Michel Barnier đã gọi điện trao đổi với người đồng cấp của phía Anh, ông David Frost và hai bên nhất trí nối lại các cuộc thương thảo trực diện.
- Đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân vùng lũ miền Trung: Những yêu cầu đặt ra”- với sự tham gia đồng hành của ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.- Tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tăng giá mặt hàng thiết yếu tại vùng lũ.Australia tham gia tập trận chung cùng Mỹ-Nhật-Ấn, đánh dấu bước chuyển chiến lược của nhóm “Bộ Tứ kim cương”.- Bài toán tài chính và ứng xử của các bên Dự án BOT Quốc lộ 2 - cần thượng tôn pháp luật - Bài 2: “Căn cứ pháp lý và phương án tài chính của Hợp đồng BOT Quốc lộ 2 – Bài học quản lý và câu chuyện trách nhiệm”.- EU sẽ khởi kiện Cyprus và Malta về chương trình “Hộ chiếu vàng”.
Ngày 15/10 là thời hạn chót mà giới chức Liên minh châu Âu (EU) và Thủ tướng Anh Bô-rít Giôn-sơn đặt ra để đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit. Tuy nhiên đến thời điểm này, cả hai bên vẫn duy trì các quan điểm cứng rắn, không nhượng bộ về các vấn đề chủ chốt. Giới quan sát nhận định, việc không đạt được một thỏa thuận thương mại khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào cuối năm nay sẽ khiến mối quan hệ EU và Anh đối diện rất nhiều khó khăn. Liệu Liên minh châu Âu và Anh sẽ có bước đột phá nào trước thời hạn chót hay không? Đâu sẽ là triển vọng quan hệ hai bên trong những trường hợp xấu nhất là không thể đạt được thỏa thuận nào? Nhà báo Nguyễn Đỗ Sinh - Nguyên Trưởng Cơ quan Đại diện Thông tấn xã tại Anh sẽ chia sẻ quan điểm cùng quí vị.
Trong hai ngày 1 và 2/10 vừa qua, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra theo hình thức trực tiếp với sự tham gia của nguyên thủ 27 quốc gia thành viên, sau khi bị hoãn lại một tuần so với dự kiến. Một loạt vấn đề nóng đã được các nhà lãnh đạo EU bàn thảo cả về chính sách đối nội và đối ngoại, như vấn đề ngân sách chung, quan hệ với Trung Quốc, căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ hay cuộc khủng hoảng tại Belarus... Trước loạt vấn đề nóng và gai góc như vậy, một lần nữa, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu lần này được đánh giá là bài kiểm tra về việc, liệu khối EU có thể thống nhất để cùng đưa ra được những tiếng nói chung hay không?
Đang phát
Live