Một sự kiện được dư luận quốc tế rất quan tâm trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu – Trung Quốc, được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ban đầu, sự kiện dự kiến kéo dài 3 ngày và sẽ là lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội ngộ với lãnh đạo của tất cả 27 nước thành viên Liên minh châu Âu. Nhưng sau đó, hội nghị đã rút xuống chỉ còn là cuộc trao đổi trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Thủ tướng Đức. Cuộc họp lần này được xem là một trong những hoạt động đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của Đức và được cho là sẽ đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng hơn cho mối quan hệ chiến lược có tính sống còn nhưng đang căng thẳng giữa EU và Trung Quốc.
Các nguồn tin ngoại giao châu Âu hôm qua cho biết, Anh đã đưa ra nhượng bộ tạm thời trong vấn đề đánh bắt cá tại các cuộc đàm phán thương mại với Liên minh châu Âu (EU), có thể giúp hai bên khai thông bế tắc. Nhượng bộ một trong những vấn đề đàm phán gai góc giữa hai bên có thể giúp hạ nhiệt những căng thẳng liên quan đến việc Anh thúc đẩy Dự luật Nội địa, với nguy cơ về một Brexit không thỏa thuận vào cuối năm nay.
“Vừa là đối tác vừa là đối thủ” - đây là cụm từ mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) thời gian qua thường dùng để mô tả mối quan hệ giữa hai bên. Sau quãng thời gian được cho là đỉnh cao tốt đẹp, từ năm ngoái đến nay, quan hệ EU - Trung Quốc đang rơi vào đà xuống dốc nghiêm trọng với hàng loạt căng thẳng, bất đồng và cả những chiến lược mới ngày càng “xa rời” đối tác. Trong khi đó, bầu không khí không mấy sáng sủa của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Trung Quốc vừa diễn ra càng chứng minh cho thực tế này. Trong chương trình Hồ sơ sự kiện hôm nay, mời quí vị cùng nhìn lại mối quan hệ nhiều trắc trở giữa Trung Quốc và EU cũng như triển vọng cái bắt tay hai bên trong thời gian tới:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vay vốn: Giảm cơ hội xuất nhập khẩu sang EU.- Thị trường nội địa - Điểm tựa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.- Phát triển Công nghiệp hỗ trợ.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày (1/8) tới đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Vùng ĐBSCL đang có lợi thế lớn khi những mặt hàng nông sản rộng cửa và đón ưu đãi về thuế khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này doanh nghiệp cần phải thay đổi sản xuất, chuẩn hóa chuỗi giá trị để đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà các nước Liên minh Châu Âu đặt ra. Ghi nhận của phóng viên Phạm Hải.
Nhằm giải quyết nhu cầu chữa bệnh trong ngắn hạn cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 của châu Âu, Ủy ban châu Âu ngày 29/7 đã đồng ý mua một số lượng nhỏ thuốc remdesivir – được dùng để điều trị Covid-19 từ nhà sản xuất dược phẩm Mỹ Gilead. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Dana Spinant cho biết, Ủy ban châu Âu đã đồng ý trả 63 triệu euro, tương đương 74 triệu đô la để mua đủ liều remdesivir điều trị cho khoảng 30.000 bệnh nhân. Ủy ban châu Âu hy vọng sẽ có thể đặt mua nhiều hơn loại thuốc này trong thời gian tới:
Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu tại Brúc-xen, Bỉ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế sau khi đã phải kéo dài thời gian họp thêm hai ngày so với dự kiến. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã khiến hơn 135.000 công dân châu Âu thiệt mạng và khiến nền kinh tế châu Âu có nguy cơ suy thoái tới 8,3% trong năm nay. Thế nhưng, các lãnh đạo châu Âu vẫn bất đồng sâu sắc về việc giải ngân gói cứu trợ 750 triệu Ơ-rô. Vậy đến thời điểm này, 27 lãnh đạo châu Âu đã xử lý bất đồng này như thế nào? Chúng tôi đã kết nối với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp để phân tích về vấn đề này:
- Kẽ hở trong quản lí người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại nước ta nhìn từ vụ hàng chục người Trung Quốc "không biết bằng cách nào" xuất hiện tại Quảng Nam.- Gỡ nút thắt để giải ngân bằng được hơn 630 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công.- Gói cứu trợ Covid-19: Thử thách đoàn kết của EU.- Cảnh báo về các App vay tiền có khả năng "biến tướng" thành tín dụng đen.- Doanh nghiệp dệt may điêu đứng vì bị hoãn, hủy đơn hàng.- Tin tặc tấn công mạng xã hội Twitter.
Như đã thông tin, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại Bỉ đã phải kéo dài sang ngày thứ 3, sau khi các nước kết thúc ngày họp thứ 2 mà vẫn bất đồng về kế hoạch "bơm" hàng trăm tỷ ơ-rô vào các nền kinh tế đang gặp khó khăn do dịch COVID-19. Dự kiến cuộc họp sẽ nối lại vào hôm nay, với việc Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ đưa ra đề xuất mới về Quỹ phục hồi kinh tế. Diễn biến này cho thấy EU tiếp tục bất đồng về kế hoạch phục hồi kinh tế hậu COVID-19 và Hội nghị lần này là bài toán thử thách sự đoàn kết của khối. Bình luận của Biên tập viên Đài TNVN.
Hôm nay, tại Brúc-xen, Bỉ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU. Đây là cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên của các nhà lãnh đạo EU kể từ khi Covid-19 bùng phát. Hội nghị lần này được kỳ vọng sẽ có tiếng nói chung thống nhất về khoản ngân sách mới của khối giai đoạn 2021-2027 và quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ euro, trong bối cảnh các nước Bắc Âu và Tây Âu vẫn còn bất đồng với Nam Âu xung quanh ngân sách của khối và gói hỗ trợ. Trong vai trò là Chủ tịch luân phiên của khối trong 6 tháng cuối năm, phát biểu trước khi hội nghị diễn ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi các nhà lãnh đạo gạt bỏ bất đồng, nỗ lực để đưa khối vượt qua các thách thức, khi mà dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống. Để có thêm thông tin về hội nghị thượng đỉnh EU quan trọng lần này, Biên tạp viên Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại châu Âu.
Đang phát
Live