Ngày 30/07, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ucraina thông qua một chiến lược chính sách đối ngoại định hướng tới EU và NATO.
Chủ nghĩa Xã hội: Sự lựa chọn vì nhân dân.- Mối quan hệ Mỹ - Trung: Lại “căng” khi Washington và đồng minh đồng loạt cáo buộc Bắc Kinh can thiệp tấn công mạng.- Loạt bài Thúc đẩy giao thương trực tuyến – “siết”, “mở” song hành. Bài 2: Vừa muốn quản lý chặt, vừa muốn thúc đẩy thương mại điện tử – thuận lợi và khó khăn.- Nông dân Sông Mã (Sơn La) phấn khởi thu hái nhãn xuất khẩu sang EU.
Mới đây, giới chức Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ kế hoạch được đánh giá là tham vọng nhất từ trước tới nay nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Nếu được thông qua, quy hoạch tổng thể về khí hậu này được kỳ vọng sẽ giúp EU đạt được mục tiêu đến năm 2030 có thể giảm 55% lượng khí phát thải so với mức ghi nhận năm 1990. Tuy nhiên, ngay sau khi công bố, kế hoạch này đã vấp phải những quan điểm trái chiều!
Ấn Độ vừa yêu cầu các nước thành viên Liên minh châu Âu xem xét riêng việc miễn trừ cho những người đã tiêm 2 loại vắc-xin do Ấn Độ sản xuất là Covishield và Covaxin. Nước này đồng thời cho biết sẽ thiết lập một chính sách có đi có lại để công nhận Chứng chỉ Covid kỹ thuật số của EU.
Quan hệ với Nga tiếp tục là chủ đề gây chia rẽ khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu không thể tìm được tiếng nói chung về khả năng một hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Được đưa ra theo đề xuất của Pháp và Đức, song ý tưởng lại vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nước thành viên Baltic có biên giới giáp với Nga.
Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra hôm qua tại Brúc-xen, Đức và Pháp đã đề xuất EU họp thượng đỉnh với Nga. Tuy nhiên, đề xuất này đã nhanh chóng bị gạt sang một bên do bất đồng giữa các nước thành viên khối này.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại kéo dài 17 năm về trợ cấp cho hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing. Cụ thể, trong 5 năm tới, hai bên sẽ tạm ngừng áp thuế trả đũa liên quan đến cuộc tranh cãi này. Thỏa thuận lịch sử vừa rồi được cho sẽ tác động không nhỏ đến lĩnh vực công nghiệp hàng không châu Âu, Mỹ và với những đối thủ đang nổi lên. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong 10P Sự kiện luận bàn hôm nay.
EU coi trọng mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và năng lượng. Đó là khẳng định của ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương về tình hình hợp tác song phương và thực thi Hiệp định Thương mại tự do EVFTA sáng nay (11/6/2021). Những cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa để đẩy mạnh các hoạt động, chương trình hợp tác trong thời gian tới, cũng như kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc giữa hai bên cũng đã được đưa ra.
Việt Nam có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và Liên minh châu Âu sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nắm bắt và tận dụng cơ hội này một cách hiệu quả. Đó là khẳng định của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti, khi chia sẻ về triển vọng phát triển ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam và những cam kết của EU đối với Việt Nam trong lĩnh vực này.
- Azerbaijan và Việt Nam mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực
Đang phát
Live