Ngoại trưởng 4 nước Ba Lan, Hungary, Ailen và Serbia thăm chính thức Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ EU-Trung Quốc trở nên căng thẳng. Giới phân tích quốc tế cho rằng đây là một chuyến thăm đáng chú ý bởi nó cho thấy một cách chuyển đổi quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và các thành viên đơn lẻ của Liên minh châu Âu, hay nói cách khác là những tính toán mới của Trung Quốc trong mối quan hệ với EU, sau khi quan hệ hai bên đã nảy sinh những bất đồng mới thời gian gần đây.
Lãnh đạo 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) vừa tham gia Hội nghị Thượng đỉnh tại thủ đô Brussels của Bỉ trong hai ngày 24-25/5. Đây là HNCC đầu tiên trong năm nay mà các nhà lãnh đạo EU gặp mặt trực tiếp, kể từ tháng 12 năm ngoái do đại dịch Covid-19. Diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị trong và ngoài khu vực đang có nhiều diễn biến mới, cuộc họp của giới chức EU lần này cũng thu hút sự chú ý khi đề cập nhiều vấn đề đối ngoại “nóng” trong đó phải kể đến căng thẳng với Belarus hay mối quan hệ có chiều hướng xấu đi với Nga.
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ hôm qua thông báo bắt đầu đàm phán về những tranh chấp thương mại liên quan tới thép và nhôm, đồng thời khẳng định “hợp sức” trong đối phó với cạnh tranh từ Trung Quốc. Hai bên đang hướng tới mục tiêu giải quyết xung đột trước cuối năm nay. Các chuyên gia nhìn nhận, đây là một đột phá trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sau 4 năm sóng gió dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump
Sau hơn bảy năm và 35 vòng đàm phán, Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như Nghị viện châu Âu phê chuẩn và số phận của hiệp định này ngày càng trở nên khó khăn trong bối cảnh mối quan hệ chính trị giữa EU và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng. Mặc dù cố gắng cân bằng ngoại giao và kinh tế song những tuyên bố của giới chức châu Âu trong tuần này cho thấy một loạt biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” giữa Trung Quốc và EU trong thời gian qua là trở ngại chính để Hiệp định đầu tư song phương được phê chuẩn.
Trong tuần này, Bulgaria là quốc gia mới nhất trong Liên minh Châu Âu trục xuất các nhà ngoại giao Nga và Nga cũng tiến hành đáp trả bằng các biện pháp tương tự. Hơn thế, hôm 30/4, Nga đưa 8 quan chức hàng đầu EU vào danh sách đen, cấm nhập cảnh. Một làn sóng trừng phạt và và trả đũa ngoại giao lớn chưa từng có kể từ đầu năm đến nay giữa Nga và các nước Liên minh Châu Âu đang khiến cho quan hệ hai bên lao dốc không phanh. Thế nhưng, rất khó có thể nói rằng, quan hệ sẽ đi đến bước đường cùng khi mà cả hai bên đều có những lợi ích cốt lõi phụ thuộc.
Quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đang diễn biến rất căng thẳng, sau khi EU trừng phạt các cá nhân và thực thể Trung Quốc liên quan đến vấn đề Tân Cương và Trung Quốc ngay lập tức đáp trả. Căng thẳng càng bị đẩy lên nấc thang mới, khi cả Trung Quốc và một số nước EU những ngày qua đã triệu Đại sứ của nhau để bày tỏ phản ứng một cách chính thức. Dù việc trừng phạt lẫn nhau giữa EU và Trung Quốc không có nhiều tác dụng trên thực tế, nhưng lại có tác động rất lớn về mặt ngoại giao, đánh dấu một bước chuyển rõ nét trong cách tiếp cận của EU trong mối quan hệ với Trung Quốc. Đây là một bước thụt lùi lớn kể từ khi hai bên ký kết thỏa thuận đầu tư hồi cuối năm ngoái, thậm chí có ý kiến còn cho rằng mối quan hệ EU – Trung Quốc có nguy cơ đổ vỡ.
- Lan tỏa khát vọng cống hiến.- Giải đáp về các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân.- Hà Nội phát hiện bắt giữ kho chứa hàng tấn quần áo giả nhãn hiệu nổi tiếng.- Quan hệ EU – Trung Quốc: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang".
Hội nghị thượng đỉnh thường niên của Liên minh châu Âu có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Dự kiến, Tổng thống Biden phát biểu trước các nhà lãnh đạo EU về hợp tác chống đại dịch Covid-19, giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và làm sâu sắc hơn mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng nhất trên thế giới. Sự kiện này được coi như một cơ hội để EU và Mỹ “xây dựng lại liên minh xuyên Đại Tây Dương” vốn suy yếu dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump, phù hợp với kỳ vọng của cả hai phía. Ông Phạm Phú Phúc - chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế- trao đổi về nội dung này.
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 25 và 26/2 với trọng tâm chính xoay quanh việc điều chỉnh chiến lược chung để phó với đại dịch Covid-19. Diễn ra giữa lúc người dân châu Âu đang mong mỏi chính phủ các nước cần phải có giải pháp thúc đẩy công tác tiêm chủng, hội nghị được xem là cơ hội cho các lãnh đạo châu Âu giải quyết chiến lược vaccine của khối, hạn chế việc di chuyển tự do của người dân, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong mùa dịch bệnh. Tổng hợp của Biên tập viên Phương Anh:
Trong định hướng phát triển thập kỷ tới, Liên minh châu Âu (EU) không chỉ hướng tới tự chủ về chính trị mà còn cả kinh tế. Điều này có thể thấy rõ trong chiến lược thương mại mới vừa được Ủy ban châu Âu công bố. Tài liệu có tên gọi “Tự chủ chiến lược rộng mở”, được xem là một cách để đối phó với các thách thức bao gồm biến đổi khí hậu, chủ nghĩa đơn phương và hậu quả kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. So với chiến lược năm 2019, bản chiến lược mới được Ủy ban châu Âu (EC) công bố hôm 18/2 mang tính chất truyền đi thông điệp về lập trường rõ ràng hơn của liên minh này trong vấn đề thương mại.
Đang phát
Live