Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, qua các vụ việc do lực lượng chức năng kiểm tra trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước qua kênh thương mại điện tử tăng dần về quy mô, số vụ việc. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thiết lập bộ lọc gỡ bỏ sản phẩm vi phạm. Đặc biệt, cần sớm định danh người bán hàng, được cho là giải pháp căn cơ, chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử.
Mặc dù, những năm gần đây, các quy định pháp luật về thuế đã được điều chỉnh và khá bao quát đối với lĩnh vực TMĐT, thất thu thuế đã phần nào được hạn chế nhưng vấn đề quản lý thu thuế đối với TMĐT vẫn luôn là vấn đề nóng, là thách thức đối với cơ quan quản lý. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, quản lý thuế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành. Ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thời gian gần đây, lực lượng QLTT, phối hợp với cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, phát hiện vụ việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả nhãn hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử, thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm. Từ nay đến cuối năm, “Tăng cường công tác đấu tranh, chống hàng giả trên thương mại điện tử” tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường, nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 319 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
Ông Nguyễn Quốc Huy- Giám đốc HTX nấm Tam Đảo sẽ kể câu chuyện về sản phẩm Đông trùng hạ thảo được làm bởi nguyên liệu kén tằm của nghề trồng dâu nuôi tằm, một ngành truyền thống đang được khôi phục tại các vùng như Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ. Mặc dù sản phẩm có giá trị và tiềm năng rất lớn, tuy nhiên Hợp tác xã Nấm Tam Đảo vẫn đang gặp phải những thách thức lớn trong việc tìm đầu ra tiêu thụ, cả trong nước và quốc tế. - Khách mời: Jack Dũng - Chủ tịch Hệ sinh thái SALEPRO - Khách mời: Bà Bùi Thị Huệ - Hội đồng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VSMEC) thuộc Hiệp hội khởi nghiệp Quốc gia (Vinen).
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thị trường trong tình hình mới, thời gian qua, Tổng Cục Quản lý thị trường đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước số hóa công tác QLTT. Dự báo, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm diễn biến phức tạp, Tổng cục QLTT tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm và dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tại cuộc họp tình hình kinh tế- xã hội 9 tháng và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm do UBND TP.HCM tổ chức chiều 1/10, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công thương TP cho biết, lĩnh vực thương mại, bán buôn, bán lẻ trong 9 tháng qua tăng trưởng tích cực với 2 con số.
Việt Nam cần sớm thích ứng với xu thế điều chỉnh và căng thẳng thương mại hiện nay, triển khai các chính sách thương mại linh hoạt và hiệu quả, đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết sâu rộng trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là nội dung được đề xuất tại Hội nghị chuyên đề về công tác điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại tự do (FTA) tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức sáng nay (30/9), tại thành phố Đà Nẵng.
Sáng ngày 29/9, tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Bão số 3 – mang tên Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền ở nước ta trong khoảng 70 năm qua, có cường độ rất cao, tốc độ rất lớn, phạm vi rộng, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, thời gian kéo dài, sức tàn phá mạnh và tác động, ảnh hưởng rất nặng nề trên phạm vi rất rộng ở hầu hết các địa phương Bắc bộ. Ước tính sơ bộ đến ngày 17.9 thiệt hại của cơn bão số 3 lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Nhiều vùng trồng trọt nông sản, nuôi thuỷ hải sản của người dân, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo bị mất trắng. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ. Trong đó có khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Điều quan trọng nhất ngay lúc này là làm thế nào hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất, tái thiết hạ tầng thương mại để hoạt động kinh doanh, vận chuyển trở lại bình thường, cung cấp kịp thời hàng hoá cho dịp cuối năm và vụ Tết Nguyên đán sắp tới. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Tái thiết hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng hàng hoá ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
Thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả và vi phạm về sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt ở các mặt hàng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện “Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025” của Chính phủ, Tổng cục QLTT triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả kinh doanh trên thương mại điện tử.