Sàn thương mại điện tử Temu – một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới giá rẻ dù đang làm thủ tục đăng ký hoạt động tại Việt Nam nhưng đã quảng bá, bán hàng rầm rộ không phép tại Việt Nam. Sự việc này đang nổi lên hai vấn đề: Thứ nhất là cho thấy những lỗ hổng trong quản lý thương mại điện tử cần phải khắc phục; Và thứ hai là nó cho thấy sức hút của thị trường Việt Nam và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ điện tử, đòi hỏi các sàn thương mại điện tử Việt phải thay đổi nhanh chóng để không bị doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh thị trường. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là là ông Tuấn Hà - người sáng lập Học viện đào tạo Digital Marketing Vinalink Academy , chủ tịch Vinalink Media, chuyên gia thương mại điện tử.
Sức nóng cạnh tranh từ sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.- "Đất sạch” – yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư.- Phụ nữ Gia Lai bắt nhịp chuyển đổi số.- Đối đầu Ấn Độ-Trung Quốc: Liệu đã thực sự tan băng.
Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
Việt Nam là quốc gia có tốc độ mua sắm trực tuyến tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến “B2C” – tư doanh nghiệp tới khách hàng Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Hôm qua, nền tảng thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.
Phát biểu Tại Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao BRICS mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 5 kết nối chiến lược để góp phần cùng BRICS và cộng đồng quốc tế kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn- Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được xác định là con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC, trong đó có Việt Nam- Bộ Công Thương rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua thương mại điện tử- Liên hợp quốc cảnh báo tình hình Trung Đông đang ở mức báo động, không loại trừ nguy cơ bất ổn lan sang cả Syria- Nga vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường vừa ký ban hành Công văn số 2997, gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trong cả nước, yêu cầu “Tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử”. Điều này cho thấy, chống hàng giả trên thương mại điện tử tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của lực lượng Quản lý thị trường trong thời gian tới.
“Đất sạch” – yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư - Hỗ trợ doanh nghiệp phòng vệ thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu - Lào Cai: Dồn lực hoàn thành mục tiêu năm ở mức cao nhất.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đề xuất nâng mức đầu tư từ 58 tỷ USD lên 67 tỷ USD- Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD
Sáng nay (15/10) tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”. Diễn đàn tập trung thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số toàn trình cho các chu trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Chỉ thị số 38, ngày 11/10/2024, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Đẩy mạnh việc xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, nhất là hoạt động nhập lậu, sản xuất, tàng trữ, buôn bán các loại thực phẩm giả, kém chất lượng theo quy định pháp luật.
Đang phát
Live