
Trước những thông tin phương Tây đang dàn xếp đàm phán hòa bình để kết thúc cuộc xung đột Nga – Ukraine - vốn đang lâm vào bế tắc; Tổng thống Ukraine hôm qua đã lên tiếng bác bỏ và đồng thời tìm kiếm sự chú ý của thế giới bằng cuộc tấn công 15 tên lửa hành trình vào xưởng đóng tàu Nga tại bán đảo Crimea.
Hội nghị hoà bình Ukraine lần thứ 3 khai mạc hôm nay tại Malta nhằm thúc đẩy công thức hoà bình 10 điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyi. Tuy nhiên cũng giống như 2 lần gặp trước đó, Nga- bên liên quan trực tiếp trong xung đột, một lần nữa không được mời. Trong khi đó, Trung Quốc cũng thông báo không tham gia sự kiện.
Ngày 11/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã lần đầu tiên tới trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), để trực tiếp yêu cầu Khối liên minh quân sự này viện trợ thêm vũ khí, trong bối cảnh Mỹ chưa thể thông qua khoản ngân sách viện trợ mới.
Trong tuần, việc Hạ viện Mỹ bác bỏ gói viện trợ quân sự cho Ukraine và chiến thắng của tân Thủ tướng Slovakia ông Robert Fico, một người có quan điểm “không viện trợ vũ khí” cho Ukraine, báo hiệu những tín hiệu không mấy tích cực đối với chính phủ của Tổng thống Zelenxky. Trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước phương Tây đang chuẩn bị bước vào những kỳ bầu cử quan trọng, giới phân tích nhận định rằng “yếu tố Ukraine” đã không còn sức nóng như trước đây. Nói cách khác, Ukraine đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi viện trợ quân sự của các bên cho Ukraine ngày càng sụt giảm.
Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Slovakia trước thời hạn vừa diễn ra, đảng Dân chủ xã hội theo đường lối cảnh tả của cựu Thủ tướng Robert Fico đã giành chiến thắng với hơn 23% số phiếu ủng hộ. Chiến thắng của đảng có quan điểm thân Nga, phản đối hỗ trợ quân sự cho Ucrai-na đang báo hiệu những căng thẳng và chia rẽ mới, đe doạ sự thống nhất đoàn kết trong Liên minh châu Âu (EU) và NATO đối với cuộc xung đột ở Ukraina. Trước đó, ông Fico từng kêu gọi chính phủ Slovakia ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraina và nói rằng nếu ông trở thành thủ tướng, chính phủ của ông sẽ “không gửi thêm một lô đạn dược nào nữa” cho Kiep.
Ba Lan, một trong những đồng minh thân cận nhất của Ukraine trong Liên minh châu Âu cho biết sẽ ngừng gửi vũ khí tới Kiev. Quyết định của Ba Lan khá đột ngột nhưng có thể dự đoán trước được bởi những căng thẳng bùng lên do lệnh cấm nhập khẩu của Ba Lan, Slovakia và Hungary với ngũ cốc Ukraine khiến Ukraine nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ tranh cãi nông sản đến ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine, động thái của Ba Lan chỉ là phản ứng nhất thời hay sẽ làm đảo lộn mối quan hệ chiến lược của châu Âu với Ukraine trong thời gian tới?
Ủy ban châu Âu (EC) vừa qua đã kêu gọi Ba Lan, Hungary và Slovakia có thái độ mang tính xây dựng sau khi 3 quốc gia này đơn phương tuyên bố sẽ tiếp tục cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, bất chấp quyết định của Ủy ban châu Âu về việc chấm dứt lệnh cấm này. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu hôm qua cũng tổ chức cuộc họp với tất cả các quốc gia thành viên để thảo luận sâu hơn về vấn đề này. Nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine đã làm nảy sinh bất đồng kéo dài giữa Liên minh châu Âu và các thành viên ở phía Đông, nhất là trong bối cảnh các quốc gia này đang đứng trước những kỳ bầu cử quan trọng. Vậy Liên minh châu Âu có các biện pháp giải quyết như thế nào để duy trì các nguyên tắc thương mại thống nhất của khối, xa hơn là sự thống nhất trong hỗ trợ với Ucraina? PV Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích vấn đề này.
BRICS kêu gọi tăng cường đối thoại ngoại giao và sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nam Phi – nước chủ nhà Hội nghị nghị thượng đỉnh lần thứ 15 nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đang diễn ra tại thành phố Johannesburg.
Mỹ đã cho phép Đan Mạch và Hà Lan gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine sau khi hoàn thành khóa đào tạo phi công Ukraine.
Trong diễn biến mới nhất liên quan cuộc xung đột Nga-Ukraine, một quan chức hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa đề xuất một giải pháp được cho là có khả năng khơi thông những bế tắc hiện nay. Theo đó, Ukraine có thể lựa chọn phương án “đổi đất lấy hoà bình”, từ bỏ một phần lãnh thổ cho Nga để có thể trở thành thành viên của NATO. Ngay lập tức, chính quyền Ucraina đã bày tỏ giận dữ và bác bỏ đề xuất này. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu có phải giới chức NATO đã hết kiên nhẫn với cuộc xung đột Nga- Ukraine nên đã đưa ra một giải pháp chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối này? Đặc biệt trong bối cảnh Nga bình luận rằng, “nguồn lực quân sự của Ukraine gần như cạn kiệt”; đồng thời vừa thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào khu vực biên giới Ba Lan - một thành viên sườn phía Đông của NATO cùng các diễn biến căng thẳng mới trên Biển Đen.
Đang phát
Live