
Ngày 21/6, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua việc khởi động đàm phán về tư cách thành viên của Ukraine và Moldova vào tuần tới. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt đối với hai nước trong hành trình dài để đạt tới mục tiêu gia nhập khối liên minh này. Vậy đâu là những cơ hội và thách thức của Ukraine và Moldova trước ngưỡng cửa gia nhập Liên minh châu Âu? Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại, việc Ukraine và Moldova đang đến rất gần mục tiêu gia nhập EU sẽ tác động ra sao tới khu vực?
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày tại Thuỵ Sĩ nhằm tìm ra con đường chấm dứt xung đột tại Ukraine hôm qua đã kết thúc bằng một tuyên bố cuối cùng khẳng định sự ủng hộ đối với toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Đông Âu. Tuy nhiên, sự vắng mặt của Nga, Trung Quốc và việc hàng loạt quốc gia từ chối ký tuyên bố cuối cùng đã một lần nữa cho thấy con đường đi tới hoà bình tại vẫn còn nhiều chông gai.
Các đại sứ Liên minh châu Âu vừa đồng ý trên nguyên tắc về khuôn khổ đàm phán cho các cuộc thương lượng gia nhập khối của Ukraine và Moldoval Dự kiến, các bộ trưởng EU sẽ chính thức thông qua quyết định này trong cuộc họp vào ngày 21/6 tới. Trước đó, Ủy ban châu Âu cho biết, cả Ukraine và Moldoval đã đáp ứng tất cả các bước cần thiết để các cuộc đàm phán gia nhập EU chính thức bắt đầu. Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại, việc Ukraine và Moldoval tiến gần hơn tới mục tiêu gia nhập EU, sau hơn 2 năm đệ đơn xin gia nhập, tác động ra sao tới khu vực? Quá trình gia nhập EU của Ukraine sẽ gặp những trở ngại gì?
Thế giới đang hướng sự quan tâm về Thụy Sĩ – nơi hơn 90 phái đoàn các nước đang cùng nhau nghiên cứu các đề xuất hòa bình cho cuộc xung đột Nga – Ukraine. Tổng thống Ukraine đã coi hội nghị là nền móng tạo nên lịch sử; song nhiều đại diện tham dự hội nghị lại không mấy lạc quan về một kết quả thành công khi thiếu vắng sự tham gia của Nga.
Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos. Jr và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm nay 03/6 tuyên bố sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ ngoại giao 32 năm giữa hai bên. Ukraine cũng dự kiến mở Đại sứ quán tại Manila trong năm nay.
Hôm nay, Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 tiếp tục diễn ra với 3 phiên họp toàn thể. Đáng chú ý nhất trong ngày làm việc cuối cùng này là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân và sự tham gia của Tổng thống Ukraine Zelensky.
Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken đang có chuyến công du kéo dài 4 ngày tới Đông Âu với các chặng dừng chân là Moldova và Cộng hòa Séc. Điểm chung trong cuộc gặp của ông Blinken với giới chức các nước Đông Âu là khẳng định sự cam kết của Mỹ đối với an ninh các quốc gia này trong bối cảnh những bước tiến của Nga trong cuộc xung đột với Ucraina ngày càng gây nhiều lo ngại. Cùng với những thỏa thuận mang tính song phương, lịch trình đáng chú ý của ông Blinken là Hội nghị Ngoại trưởng NATO diễn ra tại Praha (CH Séc) hôm nay và ngày mai. Đây là hội nghị lớn cuối cùng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO tại Mỹ vào tháng 7 tới – nơi vấn đề xác lập quan hệ giữa Ucraina với NATO sẽ được dư luận quốc tế cũng như các nước Đông Âu đặc biệt quan tâm. Phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc, theo dõi khu vực Đông Âu sẽ phân tích rõ hơn những thông điệp mà Mỹ gửi tới các nước Đông Âu trong chuyến công du này.
Hôm 27/5, Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ 10 ký thoả thuận an ninh với Ukraine, cam kết dành 1 tỷ Euro viện trợ quân sự cho Kiev trong năm 2024. Động thái này của Tây Ban Nha có thể làm cuộc xung đột Nga - Ukraine căng thẳng hơn.
Trong chuyến thăm bất ngờ hai ngày tới Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/05 công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2 tỷ USD cho Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng lãnh đạo các quốc gia Bắc Âu hôm qua (13/5) tiếp tục kêu gọi tăng cường viện trợ cho Ukraine, nhất là hệ thống phòng không. Thuỵ Điển muốn cùng Đức và Ba Lan liên minh bảo vệ vùng biển Baltic.
Đang phát
Live