
Cuối tuần qua, Ucraina đã ký các thỏa thuận an ninh lịch sử với Pháp và Đức, trong chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Ukraine. Các thỏa thuận này cam kết sự hỗ trợ quân sự lâu dài, cũng như mở đường cho các khoản viện trợ hàng tỉ đô la của Đức và Pháp dành cho chính quyền Kiev.
Bị Mỹ chậm viện trợ, Tổng thống Ukraine đang công du châu Âu để kêu gọi viện trợ quân sự khẩn cấp, trong bối cảnh quân đội nước này đang gặp nhiều khó khăn trên chiến trường. Tại Đức và Pháp, Tổng thống Ukraine bước đầu đã đạt được những cam kết như kỳ vọng.
Trong khi câu chuyện Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) được xem là điểm nhạy cảm nhất trong mối quan hệ Nga với phương Tây, dường như các đồng minh phương Tây đang tìm cách riêng nhằm đảm bảo an ninh cho Kiev. Đó là các thỏa thuận an ninh song phương được các nước trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu (G7) và các đối tác khác cam kết tại một hội nghị ở Litva vào tháng 7 năm 2023. Anh là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận này với Ukraine và dự kiến Pháp sẽ có bước đi tương tự trong những tuần tới. Điều này cho thấy những thay đổi trong cách tiếp cận về hỗ trợ Ukraine của các nước phương Tây.
Trong một diễn biến đáng chú ý, mới đây, các bộ trưởng nông nghiệp của Bulgaria, Ba Lan, Romania, Slovakia và Hungary đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu yêu cầu khối này áp thuế nhập khẩu đối với ngũ cốc Ukraine.
120 cố vấn an ninh quốc gia dự kiến sẽ tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về hoà bình Ukraine dự kiến diễn ra vào ngày 14/01 tới tại Davos, Thuỵ Sĩ. Đây là nỗ lực mới nhất của Ukraine nhằm mở rộng sự ủng hộ quốc tế đối với công thức hòa bình của mình. Tuy nhiên, kỳ vọng đó đang ngày càng mất động lực khi các đồng minh phương Tây ngày càng chia rẽ về cuộc xung đột kéo dài tại Ucraina và những hệ luỵ mà cuộc chiến gây ra.
Liên minh châu Âu đã bất ngờ công bố quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) với Ukraine. Đây được cho là "một dấu hiệu ủng hộ mạnh mẽ" của EU đối với Ukraine trong bối cảnh chiến sự Nga-Ukraine vẫn “giậm chân tại chỗ” và sự ủng hộ quốc tế dành cho Ukraine có phần suy giảm. Trong bối cảnh vẫn có những tiếng nói phản đối, vì sao việc EU lại bất ngờ đưa ra quyết định mở các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) với Ukraine? Từ quyết định này đến chặng đường Ukraine trở thành thành viên chính thức của EU còn bao xa?
Liên minh châu Âu hôm qua đã không đạt được thoả thuận về gói hỗ trợ tài chính trị giá 50 tỷ Euro cho Ukraine dù trước đó đã nhất trí mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên cho nước này. Liên minh châu Âu đang ngày càng cho thấy sự chia rẽ về cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine, với những hậu quả kinh tế và chính trị ngày một rõ rệt.
Khoảng 6 giờ chiều (12h đêm giờ Việt Nam) ngày 14/12 , Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Charles Michel, đã gây bất ngờ khi công bố quyết định của nhóm 27 về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) với Ukraina.
Hôm nay (14/12), Australia thông báo sẽ tiếp tục triển khai mở rộng hoạt động huấn luyện quân sự và hỗ trợ quân đội Ukraine trong khuôn khổ Chiến dịch Kudu trong năm 2024.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày hôm qua (12/12) khẳng định việc quốc tế viện trợ Ukraine trong cuộc xung đột giữa nước này và Nga là vấn đề “đạo đức”, chứ không hẳn là vấn đề “tài chính”. Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu bất kể có hay không nguồn viện trợ từ quốc tế và Mỹ.
Đang phát
Live