
Một trong những câu chuyện quốc tế đáng chú ý trong tuần này là việc Quốc hội Mỹ và Tổng thống Joe Biden đã ký thông qua dự luật cho phép Mỹ viện trợ cho Ukraine thêm 61 tỷ đô la. Số tiền này gần tương ứng với số tiền Mỹ chi ở Ukraine trong 20 tháng đầu của cuộc xung đột Nga – Ukraine và được ví như “phao cứu sinh” với Ukraine. Theo sau Mỹ, nhiều quốc gia đồng minh cũng có động thái tương tự. Tuy nhiên việc phương Tây ồ ạt viện trợ cho Ukraine lại một lần nữa dấy lên câu hỏi “Xung đột bao giờ mới kết thúc?”
Trong thư ngỏ gửi tới Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Quốc hội các nước vùng Baltic đã nhấn mạnh khu vực này đang thực hiện các bước đi lịch sử để tăng cường khả năng phòng thủ nhưng điều này sẽ mất thời gian và kêu gọi Mỹ không trì hoãn các khoản viện trợ đối với Ukraine để đảm bảo an ninh an toàn cho khu vưc này.
Tại hội nghị thượng đỉnh quốc tế, Tổng thống Séc Pavel hứa sẽ giúp cung cấp cho Ucraina hơn 1 triệu viên đạn và cam kết hợp tác chặt chẽ hơn trong việc hỗ trợ quân sự cho nước này trong cuộc xung đột hiện nay.
Hôm qua, đề xuất lập một quỹ 100 tỷ euro (khoảng 108 tỷ USD) để hỗ trợ quân đội Ucraina trong vòng 5 năm tới của Tổng thư ký Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã vấp phải những hoài nghi và ý kiến trái chiều về mục đích và tính khả thi từ một số thành viên, nhất là Hungary, quốc gia được coi là có mối quan hệ “thân thiết” với Nga.
Tăng cường viện trợ cho Ukraine, thúc đẩy chiến lược công nghiệp quốc phòng chung, hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp tại Trung Đông, xem xét hồ sơ mở rộng và giải quyết khó khăn của nông dân châu Âu là các nội dung chính tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu (EU) Âu sẽ diễn ra trong 2 ngày 21-22/3 tại thành phố Brussels, Vương quốc Bỉ.
Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron, ngày 16/3, tiếp tục khẳng định có thể sẽ xem xét các việc đưa quân vào Ukraine vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đồng thời nhấn mạnh nước Pháp cần phải chuẩn bị cho mọi kịch bản.
Liên minh châu Âu tối hôm qua đã thông qua quyết định từ nay đến cuối năm sẽ bơm thêm 5 tỷ euro vào Quỹ Hoà bình châu Âu để tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraina.
Quốc hội Pháp vừa thông qua Thoả thuận an ninh song phương Pháp – Ukraina, văn bản được đánh giá là sẽ định hình chiến lược hỗ trợ của Pháp dành cho Ukraina trong vòng 10 năm tới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa có chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bàn về tình hình xung đột Nga- Ucraina, cũng như các nỗ lực nhằm khôi phục hành lang an toàn trên Biển Đen cho việc xuất khẩu ngũ cốc. Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga- Ucraina đã bước sang năm thứ 3, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực thể hiện vai trò trung gian trong việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột Nga- Ucraina thông qua đàm phán. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phát huy được vai trò của mình để tìm ra công thức hòa bình mà các bên đều chấp nhận được?
Các quan chức Đức hôm qua xác nhận cuộc trò chuyện bị rò rỉ về vụ tấn công cầu Crưm, đồng thời cam kết“một cuộc điều tra cẩn thận, chuyên sâu và nhanh chóng” nhằm làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Vụ việc có nguy cơ khắc sâu thêm rạn nứt trong NATO, hơn 2 năm sau khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra.
Đang phát
Live