Hôm qua, đề xuất lập một quỹ 100 tỷ euro (khoảng 108 tỷ USD) để hỗ trợ quân đội Ucraina trong vòng 5 năm tới của Tổng thư ký Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã vấp phải những hoài nghi và ý kiến trái chiều về mục đích và tính khả thi từ một số thành viên, nhất là Hungary, quốc gia được coi là có mối quan hệ “thân thiết” với Nga.
Tăng cường viện trợ cho Ukraine, thúc đẩy chiến lược công nghiệp quốc phòng chung, hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp tại Trung Đông, xem xét hồ sơ mở rộng và giải quyết khó khăn của nông dân châu Âu là các nội dung chính tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu (EU) Âu sẽ diễn ra trong 2 ngày 21-22/3 tại thành phố Brussels, Vương quốc Bỉ.
Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron, ngày 16/3, tiếp tục khẳng định có thể sẽ xem xét các việc đưa quân vào Ukraine vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đồng thời nhấn mạnh nước Pháp cần phải chuẩn bị cho mọi kịch bản.
Liên minh châu Âu tối hôm qua đã thông qua quyết định từ nay đến cuối năm sẽ bơm thêm 5 tỷ euro vào Quỹ Hoà bình châu Âu để tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraina.
Quốc hội Pháp vừa thông qua Thoả thuận an ninh song phương Pháp – Ukraina, văn bản được đánh giá là sẽ định hình chiến lược hỗ trợ của Pháp dành cho Ukraina trong vòng 10 năm tới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa có chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bàn về tình hình xung đột Nga- Ucraina, cũng như các nỗ lực nhằm khôi phục hành lang an toàn trên Biển Đen cho việc xuất khẩu ngũ cốc. Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga- Ucraina đã bước sang năm thứ 3, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực thể hiện vai trò trung gian trong việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột Nga- Ucraina thông qua đàm phán. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phát huy được vai trò của mình để tìm ra công thức hòa bình mà các bên đều chấp nhận được?
Các quan chức Đức hôm qua xác nhận cuộc trò chuyện bị rò rỉ về vụ tấn công cầu Crưm, đồng thời cam kết“một cuộc điều tra cẩn thận, chuyên sâu và nhanh chóng” nhằm làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Vụ việc có nguy cơ khắc sâu thêm rạn nứt trong NATO, hơn 2 năm sau khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra.
Tiềm năng thu 5.000 tỉ đồng từ bán tín chỉ các bon: nguồn lực lớn cho bảo vệ và phát triển rừng.- Việt Nam - Nhật Bản hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.- Trọng tâm xung đột Ukraine trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga.- Hơn 22.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm.
Ngày 28/02, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc việc đóng cửa "tạm thời" biên giới với Ukraine đối với hàng hóa, trong bối cảnh căng thẳng về ngũ cốc Ucraina giá thấp ngày càng gia tăng.
Ở thời điểm cuộc xung đột Nga – Ukraine bước sang năm thứ 3, nhằm thể hiện tình đoàn kết với Ukraine, lãnh đạo nhiều nước phương Tây cũng đã ký các thỏa thuận an ninh dài hạn với Ukraine. Sau Anh, Đức, Pháp và Đan Mạch, Italia và Canada là những quốc gia mới nhất đã ký kết thỏa thuận an ninh thời hạn lên đến 10 năm với Ki-ep. Một số quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán và dự kiến ký kết hiệp định tương tự trong thời gian tới. Cách tiếp cận mới của các nước phương Tây trong việc thể hiện sự ủng hộ an ninh cho Ukraine bằng các thỏa thuận song phương thay vì một hiệp ước tập thể mang lại lợi thế gì cho Ukraine? Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an cùng bàn luận vấn đề này.
Đang phát
Live