
Đại diện lãnh đạo Tổng cục Năng lượng thuộc Ủy ban châu Âu, Worsdorfer mới đây cho biết, Ủy ban Châu Âu sẽ tiếp tục cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho ngành năng lượng của Ukraine trong mùa đông năm nay và những năm tới.
Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (11/12) cáo buộc Ukraine đã tấn công sân bay quân sự Taganrog bằng 6 tên lửa đạn đạo tầm xa ATACM do Mỹ sản xuất, cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả phù hợp. Tuyên bố của Nga được đưa ra trong bối cảnh Mỹ lo ngại Nga sắp sử dụng siêu tên lửa Oreshnik tại Ukraine thêm một lần nữa.
Ngay khi vừa nhậm chức, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa và Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas đã có chuyến thăm tới Ukraine và đưa ra nhiều cam kết quan trọng như ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga như tăng cường trừng phạt Nga, hỗ trợ tài chính cho Ukraine từ khoản tiền lãi từ các tài sản bị đóng băng của Nga….Việc lựa chọn Ukraine là điểm đến cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của hai quan chức cấp cao châu Âu cho thấy EU cảm nhận rất rõ trọng trách trong việc duy trì ủng hộ với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong thời điểm nhạy cảm khi Tổng thống Vladimir Putin vừa công bố mức ngân sách quốc phòng cao kỷ lục, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể rút lại hỗ trợ cho Ukraine sau khi nhậm chức.
Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại thành phố Fiuggi của Italia đã kết thúc sau 2 ngày họp. Ngoại trưởng các nước G7 cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ Ucraina cũng như dành cho quốc gia Đông Âu này khoản vay khủng, với trị giá lên đến 50 tỷ đô la. Quyết định này của G7 đã ngay lập tức vấp phải sự phản ứng của Nga.
Cuộc xung đột tại Ukraine tuần qua cán mốc 1.000 ngày với hàng loạt diễn biến nóng bỏng mới, đẩy căng thẳng lên nấc thang đặc biệt nguy hiểm. Hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden “bật đèn xanh” cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, Tổng thống Putin đã phê chuẩn Học thuyết hạt nhân sửa đổi. Tiếp theo, Nga đã sử dụng tên lửa siêu thanh Oreshnik đánh vào các mục tiêu của Ukraine. Cuộc đấu trí “không ai chịu ai” nhằm tìm kiếm lợi thế “cửa trên” trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới, đang khiến tình hình có nguy cơ “vượt tầm kiểm soát”. Góc nhìn của Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương.
Sau Mỹ, Pháp hôm qua (23/11) cũng đã bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng tên lửa của Pháp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Việc một số nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa để tấn công Nga gây ra ý kiến trái chiều, không chỉ đối mặt với sự chỉ trích của Nga mà còn vấp phải sự phản đối của không ít nước phương Tây khác.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi, cho phép hạ ngưỡng răn đe hạt nhân để đáp trả một loạt các cuộc tấn công thông thường. Động thái này của Nga đưa ra trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang không ngừng leo thang. Với việc sửa đổi học thuyết hạt nhân, Nga đã gửi thông điệp cứng rắn tới Ukraine và các nước phương Tây về khả năng đáp trả đối với các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Trước đó, Mỹ và một số nước phương Tây đã “bật đèn xanh” cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa của những nước này cung cấp để tấn công vào lãnh thổ của Nga. Vậy, nguyên nhân nào khiến Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân giữa lúc "nước sôi lửa bỏng"?
Trong bối cảnh hàng loạt các động thái làm leo thang căng thẳng ở Ukraine, Hung-ga-ri đã lên kế hoạch triển khai các hệ thống phòng không mới tới gần biên giới với Ucraina để chuẩn bị ứng phó với những nguy cơ tiềm tàng từ sự leo thang trong cuộc xung đột Nga và Ukraine.
Ngoại trưởng Ngoại giao 6 quốc gia châu Âu là Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha vừa nhóm họp và đưa ra Tuyên bố chung: cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga; đồng thời khẳng định châu Âu sẵn sàng gánh vác gánh nặng viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong trường hợp Mỹ cắt giảm hỗ trợ sau quá trình chuyển giao quyền lực của Nhà Trắng. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ là Donald Trump sẽ có cách tiếp cận khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi ông tiếp quản Nhà trắng. Tuy vậy, liệu châu Âu với tiềm lực của mình có khả năng “lấp chỗ trống” của Mỹ khi mà từ trước tới nay Mỹ là quốc gia ủng hộ lớn nhất cho Ukraine?
Truyền thông Mỹ dẫn lời một số quan chức cấp cao của chính phủ cho biết, Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên chấp thuận cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga. Thông tin này làm “nóng” các trang báo quốc tế trong 24 giờ qua. Nếu Nhà Trắng xác nhận, đây sẽ là sự đảo ngược chính sách đáng kể của Mỹ, bởi trước đó dù đã cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này nhưng Washington vẫn hạn chế Ukraine sử dụng vì lo ngại phản ứng dữ dội từ phía Nga sẽ khiến xung đột leo thang mất kiểm soát. Báo chí châu Âu cũng thông tin, Anh và Pháp cũng có hành động tương tự như Mỹ. Việc Mỹ và đồng minh “bật đèn xanh” nới lỏng hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa được cho sẽ tác động đáng kể đến các diễn biên xung đột Nga – Ukraine và quan hệ phương Tây với Nga.
Đang phát
Live