Xung đột giữa Nga – Ukraine có những dấu hiếu leo thang sau khi Ukraine tiếp tục nhận được cam kết hỗ trợ “mạnh tay” từ phía Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin tăng cường “đe dọa hạt nhân”.
Tổng thống Ucraina Zelensky đang có mặt tại Mỹ để tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. Nhưng lịch trình quan trọng hơn trong thời gian ở thăm Mỹ của ông Zelensky là cuộc gặp với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và hai ứng cử viên Tổng thống Kamala Haris và Donald Trump để thảo luận về cuộc xung đột giữa Ucraina và Nga. Giới phân tích cho rằng chuyến thăm Mỹ lần này của Tổng thống Zelensky có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh nước Mỹ sẽ có Tổng thống mới sau cuộc bầu cử tháng 11 tới đây. Cách tiếp cận của người kế nhiệm ông Joe Biden sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự hỗ trợ cho phương Tây cho Ucraina – yếu tố tác động trực tiếp tới cục diện cuộc xung đột đã kéo dài hơn 2 năm qua. Bởi vậy, Tổng thống Zelensky cần nắm bắt được tinh thần của cả bà Haris và ông Trump để có những tính toán phù hợp trong cuộc xung đột. Phóng viên Thu Hà, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn vấn đề này.
Từ khi xung đột nổ ra, Ukraine bị giới hạn về việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga, chủ yếu vì lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng giữa các cường quốc. Gần đây, Ukraine liên tục hối thúc Mỹ và phương Tây cho phép sử dụng các mẫu tên lửa tầm xa trong cuộc xung đột. Với Nga, động thái như vậy được coi là vượt “lằn ranh đỏ”, dẫn đến những đáp trả khó lường. Mặc dù đến nay, Mỹ, Anh và một số quốc gia viện trợ cho Ukraine vẫn thận trọng trong việc nới lỏng hạn chế tấn công tầm xa cho Ukraine, nhưng kịch bản này không phải không thể xảy ra.
Giới chức Nga và Ukraine vừa đồng loạt đưa ra các tuyên bố có phần trái ngược nhau về tình hình tiền tuyến. Giữa lúc chiến sự căng thẳng, Tổng thống Ukraine Zelenskiy tới Đức, để gặp nhóm 50 quốc gia hỗ trợ vũ khí quân sự cho nước này.
Tổng thống Ukraine hôm qua (31/8) đã kêu gọi các nước phương Tây dỡ bỏ hạn chế về vũ khí tầm xa nhằm cho phép Ukraine ngăn chặn các cuộc không kích của Nga. Tuy nhiên, đề xuất này của Ukraine cho đến nay vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của phương Tây và lời đề nghị này cũng khiến cơ hội đối thoại giữa Nga và Ukraine ngày càng xa vời.
Ukraine ngày 27/8 vừa qua đã đưa ra kế hoạch hòa bình mới nhằm chấm dứt xung đột với Nga. Tuy nhiên, đề xuất này hôm qua đã bị Nga bác bỏ. Diễn biến trên cho thấy, cơ hội đối thoại giữa Nga và Ukraine tiếp tục bị bỏ lỡ. Giờ vẫn chưa phải là thời điểm chín muồi cho việc kết thúc xung đột tại Ukraine.
Hôm qua 24/8, Tổng thống Ba Lan Duda và Thủ tướng Litva Simonyte đã có chuyến thăm đến Kiev nhân Ngày Độc lập của Ukraine và hội đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky. Tại cuộc hội đàm, các bên đã thảo luận về các biện pháp cần thiết để bảo vệ không phận Ukraine khỏi các cuộc không kích của Nga và một số vấn đề khác.
Ấn Độ khẳng định sẽ nỗ lực và sử dụng bất kỳ cách nào để giúp chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine. Đây là những nội dung chính được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại thủ đô Kiev chiều 23/8.
Tại cuộc họp diễn ra hôm qua 12/8 về tình hình biên giới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định các ưu tiên của nước Nga sau chiến dịch tấn công quy mô lớn của Ukraine nhằm vào khu vực Kursk hôm 6/8 vừa qua.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico trong cuộc gặp với đại sứ Ukraine tại Slovakia, Myroslav Kastran, đã đe dọa sẽ ngừng cung cấp nhiên liệu diesel cho Ukraine nếu Kiev không nối lại hoạt động vận chuyển dầu của công ty Lukoil Nga.
Đang phát
Live