Thế giới đang hướng sự quan tâm về Thụy Sĩ – nơi hơn 90 phái đoàn các nước đang cùng nhau nghiên cứu các đề xuất hòa bình cho cuộc xung đột Nga – Ukraine. Tổng thống Ukraine đã coi hội nghị là nền móng tạo nên lịch sử; song nhiều đại diện tham dự hội nghị lại không mấy lạc quan về một kết quả thành công khi thiếu vắng sự tham gia của Nga.
Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos. Jr và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm nay 03/6 tuyên bố sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ ngoại giao 32 năm giữa hai bên. Ukraine cũng dự kiến mở Đại sứ quán tại Manila trong năm nay.
Hôm nay, Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 tiếp tục diễn ra với 3 phiên họp toàn thể. Đáng chú ý nhất trong ngày làm việc cuối cùng này là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân và sự tham gia của Tổng thống Ukraine Zelensky.
Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken đang có chuyến công du kéo dài 4 ngày tới Đông Âu với các chặng dừng chân là Moldova và Cộng hòa Séc. Điểm chung trong cuộc gặp của ông Blinken với giới chức các nước Đông Âu là khẳng định sự cam kết của Mỹ đối với an ninh các quốc gia này trong bối cảnh những bước tiến của Nga trong cuộc xung đột với Ucraina ngày càng gây nhiều lo ngại. Cùng với những thỏa thuận mang tính song phương, lịch trình đáng chú ý của ông Blinken là Hội nghị Ngoại trưởng NATO diễn ra tại Praha (CH Séc) hôm nay và ngày mai. Đây là hội nghị lớn cuối cùng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO tại Mỹ vào tháng 7 tới – nơi vấn đề xác lập quan hệ giữa Ucraina với NATO sẽ được dư luận quốc tế cũng như các nước Đông Âu đặc biệt quan tâm. Phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc, theo dõi khu vực Đông Âu sẽ phân tích rõ hơn những thông điệp mà Mỹ gửi tới các nước Đông Âu trong chuyến công du này.
Hôm 27/5, Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ 10 ký thoả thuận an ninh với Ukraine, cam kết dành 1 tỷ Euro viện trợ quân sự cho Kiev trong năm 2024. Động thái này của Tây Ban Nha có thể làm cuộc xung đột Nga - Ukraine căng thẳng hơn.
Trong chuyến thăm bất ngờ hai ngày tới Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/05 công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2 tỷ USD cho Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng lãnh đạo các quốc gia Bắc Âu hôm qua (13/5) tiếp tục kêu gọi tăng cường viện trợ cho Ukraine, nhất là hệ thống phòng không. Thuỵ Điển muốn cùng Đức và Ba Lan liên minh bảo vệ vùng biển Baltic.
Một trong những câu chuyện quốc tế đáng chú ý trong tuần này là việc Quốc hội Mỹ và Tổng thống Joe Biden đã ký thông qua dự luật cho phép Mỹ viện trợ cho Ukraine thêm 61 tỷ đô la. Số tiền này gần tương ứng với số tiền Mỹ chi ở Ukraine trong 20 tháng đầu của cuộc xung đột Nga – Ukraine và được ví như “phao cứu sinh” với Ukraine. Theo sau Mỹ, nhiều quốc gia đồng minh cũng có động thái tương tự. Tuy nhiên việc phương Tây ồ ạt viện trợ cho Ukraine lại một lần nữa dấy lên câu hỏi “Xung đột bao giờ mới kết thúc?”
Trong thư ngỏ gửi tới Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Quốc hội các nước vùng Baltic đã nhấn mạnh khu vực này đang thực hiện các bước đi lịch sử để tăng cường khả năng phòng thủ nhưng điều này sẽ mất thời gian và kêu gọi Mỹ không trì hoãn các khoản viện trợ đối với Ukraine để đảm bảo an ninh an toàn cho khu vưc này.
Tại hội nghị thượng đỉnh quốc tế, Tổng thống Séc Pavel hứa sẽ giúp cung cấp cho Ucraina hơn 1 triệu viên đạn và cam kết hợp tác chặt chẽ hơn trong việc hỗ trợ quân sự cho nước này trong cuộc xung đột hiện nay.
Đang phát
Live